Nếu bạn thường xuyên giao dịch ngoại hối, chắc hẳn bạn đã nghe qua nhiều lời mời tham gia chương trình Backcom sàn Exness. Nhưng khá nhiều người mới chưa biết Backcom của sàn Exness là gì? Cách tham gia như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Backcom sàn Exness là gì?
Backcom thực chất là cách gọi tắt của từ Back Commission. Hiểu đơn giản thì chương trình này là hoạt động hoàn trả tiền hoa hồng cho nhà giao dịch, trader.
Backcom của sàn Exness chỉ áp dụng đối với các nhà đầu tư tham gia giao dịch tại sàn thông qua các IB của sàn. Hiện nay, Backcom được xem là chương trình khuyến mãi duy nhất của sàn Exness mang lại lợi ích cho cả người giao dịch lẫn IB của sàn.
Ví dụ bạn giao dịch 1lot XAUUSD (Vàng) Tiền Commission cho mỗi lot giao dịch của bạn Standard : 8$ Standard Plus : 15$ Pro : 3.125$ Zero và Raw : 3.25$ Bạn sẽ được Back 95% tổng số Com
Do đó nếu bạn thường xuyên giao dịch thông qua sàn Exness và đặt khớp lệnh giao dịch với những khối lượng mua bán lớn thì tốt nhất mọi người vẫn nên tham gia chương trình BackCom của sàn để nhận tiền hoàn.
Cách nhận Backcom exness
Có 2 cách đơn giản để bạn nhận được backcom:
Cách 1: Đổi người giới thiệu để nhận backcom. Sau khi đổi đối tác thì bạn sẽ được xét duyệt nhận lại số tiền từ khối lượng giao dịch từ đối tác cấp cao vừa đổi. (Nếu chưa tìm được đối tác hòa phí có thể liên hệ mình vào địa chỉ bên dưới nhé).
Cách 2: Tạo tài khoản mới là được ngay luôn, hôm nay trade là sáng mai có Com (chỉ cần lấy Gmail khác, còn số điện thoại và Giấy tờ xác minh vẫn dùng như cũ không cần đổi).
Thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ qua các nền tảng bên dưới mình sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn nhé! Backcom 100%
Cục Dự trữ Liên bang đã kết thúc cuộc họp FOMC cuối cùng trong năm và đúng như dự đoán, họ giữ nguyên lãi suất cơ bản. Họ cũng đưa ra dự báo kinh tế cập nhật trong Tóm tắt các dự báo kinh tế (SEP). Các dự báo mới nhất chỉ ra rằng các quan chức ngân hàng trung ương gần như nhất trí dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu vào năm tới, với kỳ vọng cắt giảm ¾% sẽ đưa lãi suất quỹ Fed xuống khoảng 4,6%.
Mười bảy thành viên bỏ phiếu đều dự đoán việc cắt giảm lãi suất vào năm tới, trong đó năm quan chức dự đoán mức giảm ¾%, năm quan chức dự đoán mức cắt giảm lãi suất lớn hơn ¾% và hai thành viên bỏ phiếu còn lại dự đoán sẽ không cắt giảm lãi suất vào năm tới. Theo dự báo kinh tế của họ, Fed tin rằng lạm phát cơ bản sẽ đạt đỉnh 2,4% vào năm tới, thấp hơn mức dự báo vào tháng 9 là 2,6%.
Cục Dự trữ Liên bang cũng dự báo lạm phát sẽ giảm xuống 2,2% vào năm 2025 và 2,0% vào năm 2026. Dự báo của họ dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 4,1% vào năm 2024 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2026. Fed cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức 1,4%. vào năm tới và tăng lên 1,8% vào năm 2025 và 1,9% vào năm 2026
Xu hướng ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang được thể hiện rõ trong cuộc họp FOMC hôm nay
Tuyên bố, SEP và cuộc họp báo của Chủ tịch Powell đều cho thấy Cục Dự trữ Liên bang ôn hòa hơn nhiều. Vào tháng 9, họ dự đoán tỷ lệ chuẩn sẽ ở mức 5,1% vào năm tới, con số này tất nhiên cao hơn những dự đoán mới nhất cho thấy ba lần cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào năm tới. Điều này cũng đã thay đổi đáng kể công cụ FedWatch của CME, hiện đang cho thấy xác suất 67,4% rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất ¼% đầu tiên tại cuộc họp tháng 3, tăng từ xác suất 36,7% ngày hôm qua. Nó cũng cho thấy khả năng 12,6% họ sẽ cắt giảm lãi suất ½% trong tháng 3.
Chứng khoán và kim loại quý của Mỹ chuyển động mạnh trước dự đoán về việc cắt giảm lãi suất
Kết quả cuối cùng là chứng khoán Mỹ tăng mạnh, với chỉ số Dow tăng 1,24%, Standard & Poor’s 500 tăng 1,23% và chỉ số tổng hợp NASDAQ tăng 1,58%.
Các kim loại quý cũng có phản ứng cực kỳ lạc quan trước tuyên bố và bình luận của Chủ tịch Powell ngày hôm nay. Cả vàng và bạc đều có động thái tăng giá cực kỳ mạnh mẽ. Tính đến 4:45 chiều EST, giá bạc tương lai đã tăng 4,67% với hợp đồng tương lai tháng 3 năm 2024 hoạt động tích cực nhất tăng 1,07 USD và cố định bạc ở mức 24,08 USD.
NHỮNG NGHỊCH LÝ TRONG NGHỀ TRADING mà ít Trader biết. Bài viết này nói về một số nghịch lý của nghề Trading cho thấy sự thật trái ngược khi bạn tham gia giao dịch.
Các nghịch lý này có thể gây khó hiểu với các Trader mới, nhưng sau nhiều năm lăn lộn với nghề giao dịch bạn sẽ nhận ra những nghịch lý này nghe thì vô lý nhưng lại vô cùng thuyết phục.
Các nghịch lý trong nghề Trading.
Một số nghịch lý quan sát được trong quá trình theo đuổi công việc trading để bạn đọc không tuyệt đối hóa tính logic trong trading mà có niềm tin vào cảm nhận hay trực giác của mình khi đã giao dịch được đủ lâu :
Những trader có khả năng lãnh đạo (leading) bị khó khăn hơn do khuynh hướng đối kháng với thị trường để bảo vệ quan điểm của họ.
Nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cần đến sự năng động (động) để thành công thì trading cần đến sự kiên nhẫn chờ đợi, làm việc trầm tĩnh (tĩnh).
Luôn theo đuổi ước mơ và tính kiên quyết có thể tốt để thành công trong lĩnh vực khác, còn nghề trading đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh chóng chấp nhận sai lầm.
Nhiều công việc đề cao tính hiệu quả khi làm việc đồng đội nhưng nghề trading đòi hỏi trader phải luôn suy nghĩ và ra quyết định độc lập.
Trong khi đa số trader hướng ra bên ngoài để thu nạp các loại kiến thức phân tích thì phần trọng tâm nhất lại là quay vào trong để hiểu chính mình.
Người ta thường tham lam khi chọn nghề mà nghề này lại khắc chế sự tham lam. Người ta thường thấy nhàm chán thì thị trường tạo điều kiện để lăng xăng.
Khi mọi người nghĩ trading rất phức tạp thì thực tế nó khá đơn giản.
Cần giữ kỷ luật chặt chẽ đối với một số nguyên tắc cơ bản trong khi phải ứng phó linh hoạt khi tình huống giao dịch thay đổi.
Hoạch định chi tiết có thể tốt trong công việc khác nhưng có thể làm trader mất đi sự linh hoạt trước biến hóa của thị trường.
Bạn không cần biết trước thị trường sẽ đi về đâu để thực hiện tốt một giao dịch.
Thu gom kiến thức phân tích quá nhiều có thể gây phân vân, khó hòa nhịp với thị trường.
Cùng một tình huống thị trường, một trader mới vào nghề có thể giao dịch thắng trong khi một trader lâu năm có thể thua hay không dám giao dịch.
Có khi bạn đọc sai xu hướng thị trường nhưng lại thắng và ngược lại.
Hai người vào lệnh gần như cùng lúc nhưng có người thắng kẻ thua.
Nếu bạn thua trong 70% số giao dịch thì không có nghĩa là bạn sẽ thắng 70% nếu bạn giao dịch theo chiều ngược lại.
Khi giao dịch để kiếm tiền nhưng không cần phải nghĩ đến tiền.
Trader thành công thường thấy tẻ nhạt trong một nghề được cho là tốc độ cao và đầy áp lực.
Người mới chơi mà thua thì tốt hơn là mới chơi mà thắng (bởi vì sẽ kiêu ngạo và thua lớn sau này)…
Các yếu tố hấp dẫn trong nghề Trading.
Ngoài ra, có một điều thú vị là nghề trading rất oái ăm, nó lột trần được bản tính con người ta. Một người chọn nghề trading bởi yếu tố hấp dẫn nào thì thường sẽ phải đối mặt với các khó khăn tương ứng của nó, như vài ví dụ sau:
Kiếm nhiều tiền: đây là biểu hiện sự tham lam. Khi đó, bạn dễ mắc lỗi giữ lệnh thắng quá lâu, đến mức nó chuyển thành lệnh thua.
Giàu nhanh chóng: đây là biểu hiện thiếu kiên nhẫn. Bạn sẽ thường mắc lỗi ép lệnh vào quá sớm hoặc khi chỉ có tín hiệu yếu.
Tiện đi lại, chỉ cần làm việc 2-3 giờ mỗi ngày: đây là biểu hiện sự lười biếng. Bạn sẽ không có thái độ làm việc nghiêm túc để nâng cao hiểu biết về thị trường, không tìm được niềm vui khi làm việc.
Sống ở bất kỳ nơi nào: đây là biểu hiện sự thiếu kiên định. Bạn dễ chạy theo cảm xúc, phạm các lỗi giao dịch mang tính gỡ gạc hay đuổi giá.
Không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi môi trường (về kinh tế, chính trị, thiên tai,..): đây là biểu hiện của sự sợ hãi. Bạn có khuynh hướng do dự khi vào lệnh, thoát lệnh quá sớm, không giữ được lệnh khi sóng hồi lại.
Không cần đầu tư tài sản cố định: điều này cho thấy bạn không gắn bó lâu dài. Bạn dễ thay đổi hệ thống hay phương pháp giao dịch mỗi khi gặp thua lỗ.
Thực ra sự oái ăm kể trên là một minh họa cho thấy điều gì cũng có hai mặt của nó như là một qui luật chung của cuộc sống. Một khi trader hiểu rằng các lý do hấp dẫn để anh ta chọn nghề trading cũng ẩn chứa các chướng ngại tương ứng ngăn cản thành công thì anh ta thấy ra bản tánh của mình để chú trọng đối trị nó theo hướng ngược lại.
Mối tương quan nghịch đảo giữa vàng và đồng USD là một trong những mối quan hệ được biết nhiều nhất trên thị trường tiền tệ. Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao giá vàng và giá USD lại ngược nhau như thế chưa? và nó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường. Tìm hiểu ngay nhé!
Mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD được thể hiện như thế nào?
Trong các bản tin tài chính, khi người ta đưa ra những thông số về giá vàng và giá USD. Chắc hẳn ai cũng nhận biết được giá vàng và giá USD luôn ngược lại với nhau.
Và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ tương quan nghịch chiều. Điều này được giải thích nghĩa là khi giá USD tăng thì giá vàng sẽ giảm xuống, và ngược lại nếu giá USD giảm thì giá vàng sẽ tăng lên.
Trước năm 1933, nước Mĩ có một chế độ bản vị vàng hay còn gọi là kim bản vị (gold standard), thì theo chế độ này giá USD và giá vàng có mối tương quan lẫn nhau, là mối tương quan thuận.
Nghĩa là khi người ta in ra một lượng Dollar sẽ phải tương đương mới một lượng vàng dự trữ, hay dễ hiểu hơn là tiền in ra sẽ liên quan đến vàng. Tuy nhiên, sau năm 1933 chế độ “bản vị vàng” được chấm dứt ở Hoa Kỳ. Chính vì lý do đó, giá vàng và USD từ năm 1933 không liên quan đến nhau và gần như là nghịch đảo với nhau.’
Những lý do khiến vàng và USD luôn nằm trong mối tương quan nghịch nhau?
Như chúng ta đã biết, Mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD là nghịch nhau, vậy những lý do nào khiến cho mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD nghịch nhau như vậy?
Như ở trên, do sự chấm dứt chế độ “bản vị vàng” ở Hoa Kỳ từ sau năm 1933, giá vàng cơ bản đi ngược lại với giá USD. Từ đó, giá vàng có những sự biến động, nó phụ thuộc vào những yếu tố như nguồn cung, sự bất ổn chính trị, hay sự cạnh tranh giữa các tập đoàn kinh tế lớn.
Lãi suất của USD ảnh hưởng đến giá vàng
Vàng được coi là công cụ quan trọng để phòng chống lạm phát. Ngược lại, đồng Dollar giữ được vị thế của nó bởi mức lãi suất dựa vào tỷ giá USD. Khi giá trị trao đổi giảm đi, bạn phải mất nhiều USD để có thể mua vàng nên giá vàng sẽ tăng lên.
Ngược lại nếu giá trị trao đổi tăng, bạn chỉ cần mất ít USD để mua vàng, điều đó đồng nghĩa với việc giá vàng sẽ giảm và đồng USD sẽ tăng. Hay giải thích một cách dễ hiểu hơn như sau:
Nếu lãi suất của USD càng cao thì giá vàng sẽ giảm, vì lúc này thay vì các nhà đầu tư “đổ tiền” vào vàng thì người ta sẽ mua USD, điều này dẫn đến việc xu hướng mua USD tăng cao.
Ngược lại, nếu lãi suất của USD giảm, thì các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào ngoại tệ nữa, thay vào đó họ sẽ đầu tư vào vàng.
Chính lý do này đã khiến cho vàng và USD “không cùng một con đường”.
Điều này tương tự với lãi suất ngân hàng và bất động sản. Nếu lãi suất ngân hàng cao, thì đồng nghĩa với việc bất động sản không được các nhà đầu tư “đổ vốn”. Thì cơ chế giữa lãi suất của USD và giá vàng cũng được hiểu tương tự như vậy.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giá vàng và giá Dollar ngược chiều với nhau.
Trong lịch sử đã ghi nhận những trường hợp giá vàng và giá USD cùng chiều với nhau, ví dụ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế ở các nước ngoài Hoa Kỳ thì xu hướng dự trữ Dollar cũng tăng và dự trữ Vàng cũng tăng.
Chính vì vậy lúc này vàng và USD có mối quan hệ thuận chiều với nhau. Có một số lý do khiến Mối quan hệ tương quan giữa vàng và USD không nghịch nhau một cách tuyệt đối.
Thứ nhất, vàng là một nguồn dự trữ tiền tệ của các ngân hàng trung ương quốc gia
Thứ hai, USD chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, bất kì một nguyên nhân nào xuất phát từ giá dầu, hay bất ổn kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến giá vàng. Giá Dollar không phải là nguyên nhân duy nhất.
Kết luận
Tóm lại, đồng USD chỉ là một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng, muốn đưa ra quyết định đầu cơ, tích trữ đồng USD hay vàng thì chỉ dựa vào chúng là không đủ, nhà đầu tư nên theo dõi và cập nhật thông tin biến động thị trường thường xuyên và xem xét trên nhiều phương diện. Chúc bạn giao dịch thành công!
Vàng (XAU/USD) là một trong những cặp chính trong thị trường Forex, vì vậy chúng tôi chia sẻ với bạn những bí quyết để giao dịch vàng thành công. Nhiều Trader chọn cặp Vàng/Đô la Mỹ là cặp giao dịch chính trong suốt quá trình giao dịch Forex của họ, vì biến động mạnh, thanh khoản tốt….
Nếu bạn muốn trade Vàng hiệu quả và tận dụng tốt các cơ hội tiềm năng để mang lại lợi nhuận tốt nhất thì cần ghi nhớ 4 mẹo giao dịch Vàng dưới đây.
1. Sử dụng các đường và kênh xu hướng
Trade vàng bạn cần nhìn ra xu hướng giá.
Kẻ tay để xác định xu hướng của giá Vàng. Đường trung bình là một chỉ báo kỹ thuật xu hướng vô cùng hiệu quả trong giao dịch Forex. Tuy nhiên, đối với giao dịch Vàng, chỉ báo này đã được chứng minh là không hiệu quả bằng các đường và kênh xu hướng vẽ tay.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc sử dụng những công cụ vẽ xu hướng thủ công khi giao dịch Vàng. Chúng không chỉ giúp bạn xác định xu hướng giá Vàng hiệu quả, mà cũng giúp xác định các khu vực hỗ trợ và kháng cự vô cùng chính xác.
2. Phân tích vàng đa khung thời gian
Chiến thuật phân tích đa khung thời gian sẽ giúp tăng khả năng phân tích của bạn.
Vàng là một tài sản có độ biến động cao. Vì vậy, nếu bạn không có một cái nhìn rộng đối với diễn biến của giá Vàng, bạn sẽ rất dễ bị mắc phải các bẫy tăng giá (Bull trap) hoặc giảm giá (Bear trap).
Nếu bạn thường xuyên giao dịch Vàng trên các đồ thị ngắn hạn (từ 1 giờ trở xuống), hãy sử dụng các đồ thị trung và dài hạn (4 giờ, 1 ngày, hoặc 1 tuần) để xác định xu hướng tổng thể và các mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng của giá Vàng. Khung thời gian càng lớn, các mức hỗ trợ và kháng cự càng có độ tin cậy cao.
Ngược lại, nếu bạn thường xuyên giao dịch trên các đồ thị dài hạn, hãy sử dụng các đồ thị ngắn hạn để tối ưu hóa các điểm vào, mức cắt lỗ và chốt lời của bạn.
3. Lưu ý các báo cáo kinh tế Mỹ & biến động USD
Trên thị trường, Vàng và Đô la Mỹ thường có mối tương quan tiêu cực. Điều đó có nghĩa là, Vàng thường tăng giá khi USD hạ giá, và ngược lại.
Vì vậy, việc theo dõi sát sao các báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ và diễn biến của đồng USD sẽ giúp bạn dự đoán xu hướng của Vàng tốt hơn.
Một số dữ liệu quan trọng nên theo dõi trên lịch kinh tế:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
GDP
Bảng lương phi nông nghiệp (Non-farm Payrolls)
Thay đổi việc làm và tỷ lệ thất nghiệp (Employment Change và Unemployment Rate)
Chỉ số Quản lý thu mua (PMI)
Doanh số bán lẻ (Retail Sales)
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi diễn biến các buổi họp và quyết định về lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những động thái nâng lãi suất của cơ quan này rất có thể khiến đồng USD tăng giá; ngược lại, đồng USD có thể giảm giá khi Fed tuyên bố hạ lãi suất.
Các tin tức về chính trị hay thời tiết cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến diễn biến của đồng USD. Vì thế, bạn hãy nhớ liên tục cập nhật những tin tức mới về đồng tiền này trên các cổng thông tin tài chính.
4. Tập trung vào Đỉnh và Đáy của vàng
XAU/USD là cặp giao dịch có xu hướng chạy trong một vùng giá, một trong những chiến lược dễ nhất để giao dịch Vàng thành công là xác định các điểm mua và bán quanh các đỉnh và đáy trước đó.
Vàng là một tài sản tương đối ổn định, nên việc giao động quanh một vùng giá đỉnh đáy một thời gian là thường xuyên. Việc đơn giản hóa phân tích và giao dịch đỉnh đáy có thể diễn ra trong nhiều ngày thậm chí nhiều tháng, vì vậy nếu bạn lướt sóng nhanh thì đây có lẽ không phải một bí quyết thích hợp.
Kết luận
Việc giao dịch vàng cần tâm lý vững, kiến thức chắc. Đây là nền tảng để bạn trade vàng an toàn và hiệu quả. Những bí quyết trên là chỉ dẫn để cho Trade rèn luyện và học hỏi. Chúc bạn thành công!
Tin tức là một phần quan trọng của giao dịch ngoại hối nhưng không phải tin ngoại hối nào trader cũng cần quan tâm. Các bản tin về chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương, bản tin Non-Farm hay các bài phát biểu của người đứng đầu các ngân hàng trung ương là những tin ngoại hối dễ gây biến động thị trường nhất, nên cần được trader cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một vài tin tức quan trọng mà khi tham gia vào thị trường, nhà giao dịch nào cũng nên phải biết.
Cuộc họp của các ngân hàng trung ương và các quyết định về lãi suất – Central Bank Meetings and Interest rate policy
Bản tin tức thị trường forex có tác động quan trọng nhất là các cuộc họp của ngân hàng trung ương và các quyết định về lãi suất. Với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ổn định về giá trị đồng tiền của quốc gia, các cuộc họp của ngân hàng trung ương có tác động cao nhất đến sự biến động của thị trường ngoại hối.
Các cuộc họp quan trọng: FOMC (Ủy ban Thị trường mở Liên Bang), ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu), BoE (ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh), RBA (Ngân hàng Dự trữ Úc), BoJ (Ngân hàng trung ương Nhật Bản)
Tần suất: Các cuộc họp của FOMC, BOE và BOJ được tổ chức định kỳ 8 lần 1 năm. Hội đồng quản trị (Governing Council), cơ quan ra chủ chốt của ECB, thường họp hai tuần một lần và cứ 6 tuần 1 lần, cơ quan này sẽ đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ, tức là thiết lập các mức lãi suất chính cho khu vực đồng Euro.
Phần quan trọng nhất của các cuộc họp Ngân hàng trung ương chính là chính sách lãi suất và các quyết định kèm theo. Kết quả của quyết định này là cực kỳ quan trọng đối với đồng tiền của các nền kinh tế bởi sự gia tăng lãi suất sẽ tỉ lệ thuận với việc tăng giá của đồng tiền và ngược lại.
Trong số các cuộc họp đó, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên Bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ trực thuộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là quan trọng nhất và có thể gây ra biến động lớn trên thị trường. Tại đây các thành viên sẽ bàn bạc với nhau để đưa ra chính sách lèo lái thị trường kinh tế Mỹ.
Mỗi quyết định của FOMC đều ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ – nền kinh tế đứng đầu thế giới. Do vậy, các cuộc họp FOMC là sự kiện kinh tế mà không chỉ Forex trader mà tất cả các nhà đầu tư tài chính trên thế giới đều đặc biệt quan tâm.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) và Bản tin Nonfarm Payrolls (NFP)
Việc làm chính là xương sống của tăng trưởng kinh tế, do đó tỷ lệ thất nghiệp được xem là chỉ báo quan trọng về sức khỏe của một nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp ở một quốc gia tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa rằng các nhà giao dịch sẽ có một kỳ vọng rất xấu về sức khỏe kinh tế của quốc gia đó. Ngoài ra, còn có mối tương quan giữa số liệu việc làm và lãi suất: việc làm tăng lên sẽ dẫn đến việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất với mục đích cân bằng lạm phát với tăng trưởng.
Trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát là tỷ lệ nghịch: khi lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp là thấp, và ngược lại. Do đó, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống (hay việc làm tăng cao), nền kinh tế có thể ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng tăng trưởng nóng, thì nhà nước sẽ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt hay ngân hàng trung ương tăng mức lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.
Kỳ vọng lạm phát cao hơn và lãi suất cao hơn có mối tương quan lớn với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp đóng vai trò là một chỉ số hàng đầu cho các quyết định chính sách tiền tệ trong tương lai.
Dữ liệu về tỷ lệ thất nghiệp được công bố dưới các hình thức khác nhau ở mỗi nền kinh tế, nhưng một điều chắc chắn rằng công bố có tác động mạnh mẽ nhất đến thị trường ngoại hối toàn cầu là Bảng lương phi nông nghiệp (Nonfarm Payrolls – NFP) của Hoa Kỳ.
Dữ liệu thất nghiệp rất quan trọng đối với Cục Dự trữ Liên bang trong việc quyết định chính sách lãi suất. Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao, FED có nhiều khả năng cắt giảm lãi suất để kích thích tuyển dụng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là sự thay đổi giá cả của một rổ hàng hóa và dịch vụ. Hiểu nôm na thì CPI đo lường tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế so với năm gốc (base year).
Đây cũng là một trong những tin tức thị trường forex có tác động mạnh mẽ nhất, trong đó Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ (US Consumer Price Index) được phát hành hàng tháng là bản tin quan trọng nhất mà trader cần theo dõi.
Bản tin CPI có tác động mạnh mẽ nhất được phát hành hàng tháng, nhưng do tầm quan trọng của nó, dữ liệu cũng được tổng hợp thành các bản ghi hàng quý và hàng năm.
Giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, gây ra lạm phát. Hầu hết các ngân hàng trung ương thường cố gắng giới hạn tỷ lệ lạm phát ở mức 2.0% và sử dụng chỉ số CPI để theo dõi tỷ lệ này (riêng FED còn sử dụng chỉ số tiêu dùng cá nhân – PCE cùng với CPI).
Do có mối liên hệ trực tiếp giữa CPI và chính sách lãi suất, nên khi tỷ lệ lạm phát vượt quá mức này, ngân hàng trung ương thường sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát xuống thấp, ngân hàng trung ương có nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.
Bất cứ khi nào bạn thấy dự báo về CPI của 1 quốc gia tăng, đó sẽ là một tin lạc quan cho đồng tiền của quốc gia đó.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP của một quốc gia là đại diện của hoạt động kinh tế, tổng sản lượng và tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Mặc dù hiểu theo nghĩa rộng thì Ngân hàng trung ương không trực tiếp dựa vào chỉ số này để đưa ra quyết định về chính sách lãi suất, nhưng GDP vẫn là thước đo chính cho sức khỏe tổng thể của một nền kinh tế.
Nếu tốc độ tăng trưởng GDP cao, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy nền kinh tế đang phát triển và lãi suất có thể đang tăng lên, đồng nghĩa với việc đồng tiền đang mạnh lên. Ngược lại, nếu GDP giảm, báo hiệu có thể xảy ra suy thoái kinh tế, đòi hỏi ngân hàng trung ương phải đưa ra các chính sách cắt giảm lãi suất.
Tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)
OPEC bao gồm 13 thành viên là các quốc gia sản xuất dầu thô lớn như Ả Rập Saudi, Kuwait, Iran, v.v. Hiện tại, các nước OPEC kiểm soát khoảng 44% sản lượng dầu thô của thế giới và quyết định tăng hoặc giảm sản lượng dầu thô của họ có thể có tác động lớn đến thị trường năng lượng thế giới.
Có một mối tương quan chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ và giá dầu, trong đó hành động giá này gây phản ứng tích cực hoặc tiêu cực ở các nước có dự trữ dầu đáng kể. Mối tương quan này vẫn tồn tại vì nhiều lý do, bao gồm việc phân phối nguồn lực, cán cân thương mại (BOT) và tâm lý thị trường. Ngoài ra, dầu thô cũng có đóng góp đáng kể vào áp lực lạm phát và giảm phát, thúc đẩy các mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau này trong các giai đoạn có xu hướng mạnh — cả về mặt tăng và giảm.
Do ảnh hưởng này đối với giá dầu, các quyết định của OPEC có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ vì nó tác động đến sản xuất trên quy mô toàn cầu và với tư cách là các nhà giao dịch ngoại hối, bạn cần theo dõi những động thái của OPEC.
Như chúng ta đã biết, dầu thô được định giá bằng đô la Mỹ, nên bất kỳ đồng tiền của một quốc gia có dự trữ dầu thô lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô.
Các tin ngoại hối ngoài ý muốn (Unplanned Forex News) và các yếu tố địa chính trị
Về bản chất, chúng ta không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra đối với xã hội mà chúng ta đang sống, những điều có thể làm thay đổi thị trường. Do đó, có những tin tức thị trường forex có tác động lớn đến thị trường ngoại hối mà bạn có thể hoặc không tìm thấy trên lịch kinh tế (Economic Calendar). Những tin quan trọng đó thường là những bài phát biểu của các chính trị gia, của các chủ tịch các ngân hàng trung ương, hay thậm chí chiến tranh, các cuộc tấn công khủng bố và đại dịch.
Hiện tại, chúng ta đang trải qua một trong những thời kỳ bất ổn nhất về địa chính trị, từ căng thẳng chiến tranh còn đang leo thang đến hậu đại dịch COVID-19 chưa từng có trong lịch sử, thị trường Forex vì thế mà chao đảo. Thông thường, thị trường sẽ có nhiều rung lắc hơn khi một sự kiện quan trọng được diễn ra, đặc biệt khi những sự kiện đó tác động tiêu cực cho đồng tiền đang được xem xét.
Kết luận
Tin tức là một phần quan trọng trong thị trường Forex, do đó vào thời điểm tin được tung ra thị trường sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết, và có thể có trader kiếm được lời và có không ít trader cháy tài khoản. Vậy, là một pro-trader bạn cần có khả năng phân tích và kết hợp các chỉ số kinh tế từ các bản tin ngoại hối quan trọng để tìm được đúng hướng đi của thị trường.
FED là tổ chức thường được cộng động trader nhắc đến khi giao dịch Forex. Vậy FED là gì? Tầm quan trọng và lãi suất của FED ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế toàn cầu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
FED (Ngân hàng Trung ương Mỹ) là gì?
FED là viết tắt của Federal Reserve System, hay còn gọi là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Đây là hệ thống tài chính toàn quốc của Hoa Kỳ, được sử dụng để kiểm soát và quản lý sự thay đổi của mức giá tiền tệ và lượng tiền trong mọi hoạt động kinh doanh. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho ngân hàng và các tổ chức kinh tế, giúp họ hoạt động để hỗ trợ sự phát triển kinh tế.
Cơ cấu thành phần hệ thống FED như thế nào?
Cơ cấu thành phần hệ thống FED bao gồm các phần sau:
Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC)
Hội đồng thống đốc: Là tổ chức có chức năng chính, bộ quản lý gồm 7 thành viên được bầu bởi Tổng thống và phê chuẩn bởi Quốc hội. Họ chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát hoạt động của FED.
12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực: Là các đền tổng hợp đại diện cho FED tại các khu vực và thành phố lớn trên toàn quốc. Họ chịu trách nhiệm cung cấp vốn cho các ngân hàng và các tổ chức kinh tế trong khu vực.
Các tổ chức kinh tế và các ngân hàng: Là các tổ chức kinh tế và các ngân hàng mà FED cung cấp vốn và hỗ trợ hoạt động.
Bộ quản lý và các ngân hàng Dự trữ liên bang khu vực là các phần quan trọng trong hệ thống FED. Tất cả làm việc cùng nhau để đảm bảo sự phát triển và sự ổn định của kinh tế Hoa Kỳ. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức lãi suất và lượng tiền trong nước để đảm bảo sự cân bằng giữa tiêu dùng và sản xuất, giảm nhẹ sự biến động giá và hỗ trợ sự phát triển kinh tế toàn cầu.
Các chức năng quan trọng của FED
FED có nhiều chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh kinh tế Hoa Kỳ, bao gồm:
Điều chỉnh lãi suất: FED là tổ chức có quyền điều chỉnh mức lãi suất trong Hoa Kỳ. Họ có thể tăng hoặc giảm mức lãi suất để điều chỉnh lạm phát, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, giảm nhẹ sự biến động giá và hỗ trợ sự phát triển kinh tế.
Quản lý lượng tiền lưu thông trên thị trường: FED có chức năng quản lý lượng tiền hoạt động trong nền kinh tế bằng cách tăng hoặc giảm lượng tiền trong mức cần thiết để đảm bảo sự cân bằng giữa tiêu dùng và sản xuất.
Giám sát hệ thống tài chính: FED có chức năng giám sát và kiểm soát hệ thống tài chính Hoa Kỳ, bao gồm các ngân hàng trung ương và các ngân hàng cục bộ.
Hỗ trợ sự phát triển kinh tế: FED cũng có chức năng hỗ trợ sự phát triển kinh tế bằng cách cung cấp tiền cho các doanh nghiệp và các ngân hàng giúp giảm nhẹ sự biến động giá.
Bảo đảm tín dụng: FED cũng có chức năng bảo đảm tín dụng cho các ngân hàng trung ương và các ngân hàng cục bộ, đảm bảo rằng các ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động và cung cấp tiền cho người dân và doanh nghiệp.
Những chức năng này của FED giúp đảm bảo sự cân bằng và sự ổn định trong hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ, giúp tăng trưởng kinh tế và giảm sự biến động giá.
Vai trò và nhiệm vụ chính của FED là gì?
Vai trò
Vai trò chính của Federal Reserve (FED) là quản lý, điều chỉnh sức mạnh tài chính và mức độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. FED có chức năng điều chỉnh mức lãi suất, quản lý tỷ giá và cung cấp tiền mặt cho hệ thống ngân hàng.
FED cũng có một vai trò quan trọng trong bảo vệ sự cân bằng và tính ổn định của hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ, thực hiện các chính sách nhằm giảm nhẹ sự biến động tỷ giá, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tránh sự rối loạn kinh tế và giữ sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của Federal Reserve (FED) là:
Điều chỉnh lãi suất: FED điều chỉnh mức lãi suất để kiểm soát sự tăng trưởng của hoạt động kinh tế, đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát.
Quản lý tỷ giá: FED quản lý tỷ giá để giữ cho sức mạnh tài chính của Hoa Kỳ ổn định.
Cung cấp tiền mặt: FED cung cấp tiền mặt cho hệ thống ngân hàng để hỗ trợ hoạt động giao dịch và tài chính.
Bảo vệ sự cân bằng và tính ổn định của hoạt động kinh tế: FED thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ sự cân bằng và tính ổn định của hoạt động kinh tế, tránh sự rối loạn kinh tế và giữ cho sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế.
Hỗ trợ sự phục hồi sau khi xảy ra tình trạng khủng hoảng: Khi cần thiết, FED có thể thực hiện các chính sách để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế sau khi xảy ra tình trạng khủng hoảng hoặc thảm họa tài chính.
Thực hiện các chính sách đầu tư: FED có thể thực hiện các chính sách đầu tư để tăng cường hoạt động kinh tế hoặc giảm bớt tác động của các yếu tố tiêu cực.
Các công cụ tiền tệ của FED là gì?
Một số công cụ tiền tệ chính của FED bao gồm:
1.Tăng hoặc giảm suất lãi
FED có thể tăng hoặc giảm suất lãi để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Khi suất lãi cao, ngân hàng có thể giữ lại nhiều tiền hơn và giảm tốc độ cho vay, giảm hoạt động kinh tế. Trái lại, khi suất lãi thấp, ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn và tăng hoạt động kinh tế.
2.Chính sách tiền tệ
FED có thể tăng hoặc giảm số lượng tiền để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Khi FED tăng số lượng tiền, nó có thể giảm giá tiền và tăng hoạt động kinh tế. Trái lại, khi FED giảm số lượng tiền, nó có thể tăng giá tiền và giảm hoạt động kinh tế.
3.Chính sách tỷ giá:
FED có thể thay đổi tỷ giá để điều chỉnh hoạt động kinh tế.
4. Lạm phát:
FED cũng có thể sử dụng lạm phát để điều chỉnh hoạt động kinh tế. Khi FED bán các cổ phiếu hoặc tài sản từ khoản cổ tức của nó, nó có thể giảm số lượng tiền trong nền kinh tế và giảm hoạt động kinh tế. Trái lại, khi FED mua các cổ phiếu hoặc tài sản, nó có thể tăng số lượng tiền trong nền kinh tế và tăng hoạt động kinh tế.
Thị trường thay đổi như thế nào khi FED tăng lãi suất?
FED có tác động rất lớn đối với nền kinh tế của các nước trên thế giới. Tất cả các chính sách mà FED đưa ra đều tác động ít nhiều tới kinh tế toàn cầu. Vậy tác động kinh tế toàn cầu của FED là gì?
Khi FED tăng lãi suất, có một số tác động có thể xảy ra đối với nền kinh tế toàn cầu như sau:
Giảm mức vay: Khi lãi suất tăng, ngân hàng sẽ phải trả nhiều hơn cho những tiền mà họ đang giữ. Điều này có nghĩa là họ sẽ vay ít hơn cho khách hàng và các doanh nghiệp, giảm mức vay.
Tăng giá trị đồng dollar: Khi FED tăng lãi suất, giá trị đồng dollar có thể tăng, vì các nước khác cũng có thể muốn mua nhiều hơn đồng dollar để đầu tư trong môi trường lãi suất cao hơn.
Giảm sự đầu tư: Khi lãi suất tăng, sự đầu tư có thể giảm, vì các nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng mức lãi suất cao.
Giảm sự mua sắm: Khi lãi suất tăng, sự mua sắm của người dân có thể giảm, vì họ sẽ phải trả nhiều hơn cho các khoản vay.
Kết luận:
Vậy là trong bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản nhất về định nghĩa FED là gì cũng như những tác động của FED lên nền kinh tế. Mong rằng bài viết sẽ giúp ít cho bạn, chúc bạn giao dịch thành công!
Giá vàng tiếp tục giảm để đạt được mục tiêu tiêu cực đầu tiên tại 2035,00 và chúng tôi đề xuất tiếp tục xu hướng giảm giá để kiểm tra đường hỗ trợ của kênh tăng giá xung quanh rào cản 2000,00 USD, để duy trì xu hướng giảm dự kiến trên cơ sở trong ngày.
Việc phá vỡ mức 2030.00 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sứ mệnh đạt được mục tiêu đã chờ đợi, đồng thời củng cố ở trên mức đó sẽ khiến giá cố gắng phục hồi và đạt được mức tăng bắt đầu bằng việc kiểm tra mức 2075.25.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là từ mức hỗ trợ 2000,00 đến mức kháng cự 2050,00.
Bitcoin đã vượt qua mức 40.000 đô la một đô la lần đầu tiên vào năm 2023 vào thứ Hai, được hỗ trợ bởi sự lạc quan ngày càng tăng về việc cắt giảm lãi suất sớm của Cục Dự trữ Liên bang, trong khi trọng tâm vẫn là sự chấp thuận tiềm năng của một quỹ giao dịch trao đổi giao ngay cho mã thông báo.
Đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới đã tăng 2,7% lên 40.521,0 USD, kéo dài mức tăng sau đợt tăng kéo dài ba tuần. Mã thông báo này đã đạt 40.825,0 đô la trước đó trong ngày – mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2022, trước khi sự thất bại của stablecoin Terra gây ra tình trạng sụt giảm kéo dài hơn một năm trên thị trường tiền điện tử.
Tiền điện tử ethereum số 2 thế giới đã tăng 1,9% lên 2.210,49 USD – mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2022.
Điểm hỗ trợ chính cho giá bitcoin và tiền điện tử là sự suy yếu của đồng đô la, khi kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed cắt giảm lãi suất sớm đã gây ra sự phục hồi của các tài sản rủi ro.
Thị trường nhận thấy những bình luận gần đây từ Chủ tịch Fed Jerome Powell rõ ràng đã ít diều hâu hơn, khi ông đánh dấu nhu cầu ngày càng tăng về sự cân bằng giữa việc thắt chặt các điều kiện tiền tệ và vẫn thúc đẩy nền kinh tế Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng.
Điều này cho thấy các nhà giao dịch bắt đầu định giá với hơn 90% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 12 và hơn 60% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3 năm 2024. Fed dự kiến sẽ họp vào ngày 12 tháng 12 và 13.
Nhưng lạm phát của Mỹ vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu hàng năm 2% của Fed, trong khi thị trường lao động cũng có vẻ mạnh mẽ. Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu tuần này dự kiến sẽ cung cấp nhiều tín hiệu hơn cho dữ liệu sau này.
Triển vọng lãi suất thấp hơn là tín hiệu tốt cho bitcoin, do chính sách tiền tệ dễ dàng và hoạt động giao dịch đầu cơ gia tăng đã khiến token này đạt mức cao kỷ lục gần 69.000 USD vào năm 2021.
Kể từ đó, nó đã giảm mạnh khi lãi suất tăng, trong khi ngành công nghiệp tiền điện tử cũng bị tàn phá bởi một loạt vụ phá sản nghiêm trọng và các cuộc đàn áp theo quy định. Gần đây, Binance – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới – đã nhận tội trước cáo buộc của Bộ Tư pháp về rửa tiền và hiện phải đối mặt với mức phạt hơn 4 tỷ USD.
Đầu cơ ETF cũng giúp ích cho bitcoin
Tuy nhiên, bitcoin đã tăng hơn gấp đôi giá trị trong năm nay, với hầu hết mức tăng đến trong những tuần gần đây khi các nhà đầu tư suy đoán về khả năng phê duyệt quỹ ETF của Hoa Kỳ theo dõi trực tiếp giá của tiền điện tử.
Những người ủng hộ tiền điện tử lập luận rằng việc phê duyệt một sản phẩm như vậy sẽ thu hút một lượng lớn vốn tổ chức vào bitcoin. Nhưng do các sản phẩm như Grayscale Bitcoin Trust (BTC) (OTC: GBTC ) – theo dõi giá hợp đồng tương lai bitcoin – đã chứng kiến sự sụt giảm sự quan tâm của nhà đầu tư trong năm qua, nên vẫn tồn tại những nghi ngờ về việc một quỹ ETF giao ngay có thể thu hút được bao nhiêu vốn tổ chức.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ có ý định phê duyệt ETF giao ngay trong thời gian tới, mặc dù Grayscale đã thắng trong cuộc chiến pháp lý quan trọng chống lại cơ quan quản lý để phê duyệt đơn đăng ký ETF giao ngay.
Giá vàng mở cửa ngày hôm nay với mức tăng mạnh và ghi nhận mức cao lịch sử mới tại 2144,60, đồng thời giảm nhanh chóng và ổn định quanh khu vực hỗ trợ quan trọng và chúng tôi khuyên bạn nên tiếp tục xu hướng tăng giá để đạt được các mục tiêu tích cực bắt đầu kiểm tra lại rào cản 2100,00 và mở rộng đến 2135,00.
Do đó, kịch bản xu hướng tăng sẽ vẫn được đề xuất cho giai đoạn sắp tới, được hỗ trợ bởi EMA50, Nếu phá vỡ mức 2075,25 sẽ ngăn chặn mức tăng dự kiến và đẩy giá đạt một số điều chỉnh giảm giá trong ngày.
Phạm vi giao dịch dự kiến cho ngày hôm nay là từ mức hỗ trợ 2070,00 đến mức kháng cự 2110,00.