fed
Fed là gì ? Fed ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngoại hối

FED – Cục Dự trữ Liên bang là ngân hàng trung ương của nước Mỹ. FED được thành lập để tạo ra một hệ thống tài chính tiền tệ ổn định, linh hoạt cho quốc gia. Nhiệm vụ chung của nó là thiết lập chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động kinh tế hiệu quả, và phục vụ lợi ích cộng đồng.

Sự xuất hiện của Fed mang đến cho Hoa Kỳ một hệ thống tiền tệ và tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định, giúp Hoa Kỳ có những chính sách đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính.

Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang, bao gồm: Tăng tối đa việc làm, giữ giá cả ổn định và điều chỉnh lãi suất.

Nếu như các bạn đã từng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi suất thì bạn nên biết rằng tiền gửi của chúng ta sẽ không nằm yên ở đó mà các ngân hàng sẽ tham gia vào các hoạt động đầu tư khác như giao dịch chứng khoán, trade forex, … để có vốn và trả lãi cho người gửi. FED sẽ phát huy tối đa vai trò của mình khi trở thành chủ chốt nếu tất cả mọi người cùng đến ngân hàng để rút những số tiền lớn mà chính ngân hàng không đáp ứng đủ được.

4 nhiệm vụ chủ chốt của FED về lĩnh vực chính sách tiền tệ bao gồm:

  • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn.

  • Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.

  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.

  • Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.

FED

  • Nền kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh: Đây là điều dễ thấy, khi kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh, việc tăng lãi suất một cách từ từ không khiến cho nền kinh tế suy giảm, đồng thời còn là sự chuẩn bị cho những lần giảm lãi suất để kích cầu sau này, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu đi xuống.

  • Khi một nền kinh tế đang có đà tăng trưởng mạnh thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các chính sách tăng lãi suất nhằm giúp kiểm soát tốt nền kinh tế.

  • Do mức lãi suất thực hiện tại vẫn còn thấp.

  • FOMC có thể muốn tăng lãi suất là để đưa tỷ lệ lãi suất thực lên mức “trung tính” (mức lãi suất mà không làm tăng hay giảm mức cầu tổng thể)

  • Các nhà kinh tế cho rằng cần phải tăng lãi suất để ngăn chặn tình trạng vay tiêu dùng quá mức và các bong bóng đang nổi lên trên thị trường bất động sản và các thị trường khác.

  • Mua bán trái phiếu chính phủ: Khi FED mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn.

  • Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu FED yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên.

  • Thay đổi lãi suất từ khoản vay của FED: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay.

Như mình đã đề cập ở trên thì chính sách tiền tệ cũng như lãi suất do FED đặt ra, vì thế mà nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đồng Đô la Mỹ (USD). Vì đồng tiền này chiếm vị trí chi phối trong hệ thống tiền tệ quốc tế cho nên nó sẽ có tác động lớn nhất đến thị trường ngoại hối. Nếu các nhà giao dịch dự đoán sự thay đổi lãi suất dựa trên thông báo từ Hội đồng thống đốc, điều này có thể khiến đồng USD tăng hoặc giảm giá trị so với các loại tiền tệ khác.

Tóm lại, FED có nhiều quyền lực và ảnh hưởng hơn trên thị trường tài chính hơn bất kỳ thị trường nào. Các quyết định tiền tệ của Fed được quan sát mạnh mẽ và thường dẫn đường cho các quốc gia khác thực hiện các thay đổi chính sách tương tự.

Nhóm ZALO Forex : https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex : https://t.me/nfttradeforex2023

Nguồn: CHNPro

quan hệ giữa giá vàng và lãi suất cơ bản của FED
Quan hệ giữa vàng và lãi suất cơ bản của Fed

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) được cho là cơ quan tài chính quyền lực nhất thế giới. Những chính sách tiền tệ của FED luôn mang tới những ảnh hưởng to lớn của nền kinh tế toàn cầu nói chung và giá vàng nói riêng. Các động thái của tổ chức này luôn được các nhà đầu tư trên toàn thế giới theo dõi chặt chẽ. Họ cũng liệt kê FED vào danh sách các tin tức có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư và kinh doanh của họ.

Có nhiều ý kiến cho rằng, FED chính là nhà cái lớn nhất của thị trường vàng. Cụ thể hơn, bằng những chính sách như bơm tiền, tăng giảm lãi suất cơ bản, FED luôn làm cho giá vàng đi theo ý muốn của mình. Vậy liệu điều này có là sự thật? Việc tăng giảm lãi suất của FED có thực sự làm giá vàng biến động? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nhé!

Vàng và lãi suất cơ bản của FED có thực sự liên quan với nhau?

Nhiều nhà phân tích xem xét việc tăng lãi suất của FED làm giảm giá vàng. Tuy nhiên tác động của việc tăng lãi suất đối với kim loại quý này, nếu có, vẫn chưa được biết rõ vì có rất ít mối tương quan chắc chắn giữa lãi suất và giá vàng. Thậm chí lãi suất tăng có thể có tác động tăng giá đối với vàng.

quan hệ giữa giá vàng và lãi suất cơ bản của FED
quan hệ giữa giá vàng và lãi suất cơ bản của FED

Giới đầu tư tin rằng: Vì lãi suất tăng khiến trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định khác trở nên hấp dẫn hơn. Tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư này (như trái phiếu và quỹ thị trường tiền tệ) và rời khỏi vàng khi lãi suất tăng cao hơn. Do đó, khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất quỹ liên bang chuẩn của mình, vàng sẽ suy yếu theo.

Ở 1 góc nhìn khác với vàng là một tài sản không sinh lãi

Khi FED định hình chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, nó ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế vĩ mô và thị trường vàng. Để hiểu rõ, bạn cần phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.

 Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – lạm phát. 

+ Khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ tăng. Khi chúng tăng nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực tế sẽ tăng lên. Điều này là tiêu cực đối với vàng, một loại tài sản không sinh lãi.

+ Ngược lại, khi FED nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ giảm. Khi chúng giảm nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực tế sẽ giảm xuống. Điều này làm nhà đầu tư có cái nhìn thiện cảm với vàng.

Lãi suất thực tế quan trọng hơn nhiều đối với giá vàng so với lãi suất quỹ liên bang. Đã có nhiều trường hợp khi chu kỳ thắt chặt tiền tệ của FED đi kèm với sự đi lên của giá vàng.

Thứ hai, vàng là tài sản trú ẩn an toàn. Nó là thứ chống lại nền kinh tế Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư chọn vàng khi niềm tin của họ vào đô la Mỹ và khả năng kiểm soát nền kinh tế của FED giảm đi. Ngược lại, nếu FED khơi dậy niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế, họ sẽ mạo hiểm hơn và chuyển tiền từ nơi trú ẩn sang các tài sản rủi ro hơn.

Một cái nhìn lịch sử – Cuộc khủng hoảng năm 2008

Ví dụ tốt nhất về tác động quan trọng của FED đối với thị trường vàng là chương trình nới lỏng định lượng (bơm tiền và hạ lãi suất). Ban đầu, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, việc làm này có tác động tích cực đến giá vàng.

Đó là một chương trình mới và chưa từng có, nó làm mất niềm tin của các nhà đầu tư và gây ra nỗi sợ hãi về lạm phát hoặc thậm chí là siêu lạm phát. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Mỹ phục hồi sau một thời gian và không còn lạm phát. Niềm tin vào FED và nền kinh tế đã tăng lên. Như vậy, giá vàng đã bước vào thị trường giá xuống vào tháng 9/2011, chỉ hai tháng sau khi kết thúc đợt nới lỏng định lượng thứ hai.

quan hệ giữa vàng và lãi suất cơ bản fed
quan hệ giữa vàng và lãi suất cơ bản
fed

Cá nhân bạn nghĩ gì về mối liên hệ này? Với chúng tôi thì giá vàng và lãi suất cơ bản của FED có liên quan nhưng khá gián tiếp bởi sợi dây móc nối là giá trị đồng USD. Sự biến động của đồng bạc xanh vẫn là thứ giá vàng có các phản ứng nhanh nhất.

Tôi khuyến khích bạn tìm hiểu thêm về thị trường vàng – không chỉ về mối liên hệ giữa FED và giá vàng, mà còn về cách sử dụng thành công vàng như một khoản đầu tư và cách giao dịch có lãi.

Bạn có thể tham gia cộng đồng của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Chúc bạn giao dịch thành công!

Nhóm ZALO Forex : https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex : https://t.me/nfttradeforex2023

giá vàng forex
Chu kỳ giá vàng và cách Fed vận hành nền kinh tế thế giới

Trong suốt chiều dài lịch sử vàng luôn được xem như là một tài sản được ưa chuộng hàng đầu khi các biến động kinh tế trên phạm vi toàn cần diễn ra. Cứ mỗi khi chiến tranh, khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh ập đến thì người ta lại tìm tới vàng. Và có 1 sự thật là, những chu kỳ tăng giá mạnh mẽ nhất của vàng đều kéo dài 10 năm. Thường thì cứ sau 10 năm tăng giá, vàng sẽ giảm giá trở lại cho tới chu kỳ tăng tiếp theo.

Bài viết hôm nay sẽ đi sâu giải thích điều này cũng như phân tích cách nền kinh tế toàn cầu vận hành bởi FED – Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ. Nắm rõ những yếu tố vĩ mô này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc dự đoán giá vàng trong trung và dài hạn.

Lịch sử đã chứng kiến 3 lần chu kỳ giá vàng tăng trong 10 năm

Đó là các giai đoạn 1924 – 1933, 1970 – 1980 và 2000 – 2010. Dưới đây là biểu đồ giá vàng hơn 100 năm có tính cả lạm phát. Bạn có thể thấy giá vàng tăng mạnh nhất đều sau những biến cố có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới như chiến tranh thế giới thứ nhất, khủng hoảng dầu mỏ năm 1970 và bong bóng dotcom năm 2000. Nhưng tại sao chu kỳ lại là 10 năm, liệu đây có phải là sự ngẫu nhiên?

Chu Kỳ Giá Vàng
Vàng đã có 3 chu kỳ tăng giá kéo dài 10 năm trong lịch sử

Để trả lời cho câu hỏi này đầu tiên bạn cần hiểu rõ về cách nền kinh tế thế giới vận hành dưới bàn tay của FED – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Sau khi đọc xong phần này, bạn sẽ tin rằng: Câu nói “FED là nhà cái lớn nhất thế giới” là hoàn toàn có cơ sở.

Chu trình xén lông cừu của FED

Đây là cách mà người ta vẫn hay gọi về cách nền kinh tế toàn cầu vận hành.

Fed hay cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ thực hiện quy trình xén lông cừu qua các bước: Bơm – Thổi – Hút – Bể.

Đầu tiên, bạn hãy lấy bối cảnh là chúng ta vừa trải qua 1 cuộc khủng hoảng lớn, nền kinh tế kiệt quệ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị tê liệt.

Khi đó hành động đầu tiên của Fed sẽ là bơm tiền.

Bơm

Bơm là bơm tiền thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ, chính phủ các nước khác sẽ mua trái phiếu Mỹ hưởng lợi suất trái phiếu theo từng kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm. Khi chính phủ Mỹ đã thu hút được lại nguồn lớn $ từ dân, từ các nước. Fed tiếp tục thực hiện hành động “bơm” tiền ra khắp thị trường trong nước và khắp thế giới bằng các gói cho vay, gói cứu trợ, phục hồi nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khỏi phá sản…

USD là đồng tiền được dự trữ và có sức mạnh thanh khoản lớn nhất thế giới. Do đó, khi Mỹ bơm tiền ra lưu thông, không chỉ dân Mỹ mà các nước khác cũng sẽ vay đồng USD.

Để vay được đồng $, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước phải có tài sản thế chấp cho Fed. Như các nước sẽ dùng trái phiếu của nước đó để đổi lấy USD mang về. Khi đã có USD rồi, những nước này (chủ yếu là các nước đang phát triển) cũng sẽ in tiền ra để cứu nền kinh tế của nước mình.

Khi hoàn thành bước bơm này để “cứu sống cừu”. Fed tiến đến bước tiếp theo “Thổi” hay “vỗ béo cừu”

Thổi

Dòng tiền dư thừa trên trị trường thổi các loại bóng bóng tài chính phình to. Tiền dư đổ vào chứng khoán, vào vàng, vào bất động sản, kinh doanh, sản xuất.

Các doanh nghiệp làm ăn khấm khá, tiếp tục thế chấp để vay tiền các ngân hàng để kinh doanh, sản xuất. Đẩy các thị trường tiếp tục tăng cao tạo ra các bong bóng tài chính khổng lồ.

Giai đoạn này diễn ra ở đỉnh của suy thoái kinh tế. Đồng tiền mất giá, vàng ở trên cao, BĐS tăng, giá cả hàng hoá đều cao. Nhưng chi tiêu thắt chặt, hàng hoá tồn kho.

Cái vòng tròn bơm, thổi này lặp đi lặp lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao.

Khi đã thấy những “con cừu” của mình đủ lông để xén. Fed tiến đến bước tiếp theo “Hút”.

Hút

Hút ở đây là hút lại tiền, bỏ lại 1 núi nợ cho thế giới. Bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm, dòng tiền từ dân sẽ đổ vào ngân hàng để lấy lãi suất cao. Từ đó ngân hàng tăng lãi suất cho vay. Dân bán vàng gửi tiết kiệm, vàng từ từ mềm đi và đi xuống.

Giai đoạn này diễn ra ở giai đoạn khi kinh tế khởi động lại. Doanh nghiệp bán bớt bất động sản lấy vốn làm ăn. Một mặt khác, cũng là lúc thị trường đào thải những doanh nghiệp kém hiệu quả. Lãi suất vay cao cộng với làm ăn kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng xiết nợ. Khi giai đoạn này kết thúc. Fed triển khai giai đoạn cuối của xén lông cừu “Bể”.

Bể

Việc tăng lãi suất của Fed làm thắt chặt nguồn cung tiền đồng thời kéo theo các nước khác cũng phải tăng lãi suất theo. Điều này dẫn đến các dòng tiền mới không được tạo ra làm khối lượng lớn tài sản như bất động sản, chứng khoán, vàng được thổi giá trước đó phải trở lại… mặt đất. Các loại bong bóng vàng, BĐS, chứng khoán nổ vỡ, trở về với giá trị thực.

Lúc này, Fed là con cá mập to chỉ việc há to hàm nuốt hết tài sản của những tay mơ còn chưa hiểu được vì sao mình phá sản.

Đó chính là 4 giai đoạn của chu kỳ “xén lông cừu” mà Fed thực hiện với khoảng thời gian kéo dài từ 10-12 năm.

Nói tóm lại như sau: Chỉ 1 hành động hạ lãi suất, Fed sẽ xuất khẩu được lạm phát đi khắp thế giới. Cũng chính nhờ đó mà xuất khẩu được khối nợ khổng lồ của Mỹ đi các nước. Khi kinh tế hồi phục cũng là lúc các nước đang trả nợ thay cho nước Mỹ. Cuối quy trình, đồng USD lại mạnh như xưa. Quy trình xén lông cừu lại chuẩn bị tiếp tục vòng lặp của nó.

Vai trò của vàng trong quy trình xén lông cừu của Fed

Chính cách Fed vận hành nền kinh tế thế giới như vậy nên giá vàng cũng sẽ phản ứng theo các diễn biến của chu trình này. Chúng ta đều biết rằng kim loại màu vàng này rất khắc USD. Việc tăng giảm lãi suất cơ bản của Fed trực tiếp làm cho sức mạnh của đồng đô la mạnh lên hoặc yếu đi.

Khi đó giá vàng cũng sẽ biến động ngược chiều. Hãy xem qua 2 biểu đồ giá vàng và lãi suất cơ bản của Fed trong giai đoạn 2000-2012 là bạn sẽ thấy rõ vì sao vàng lại có chu kỳ tăng 10 năm.

Hai biểu đồ trên cho ta biết được vì sao giá vàng lại có chu kỳ tăng giá 10 năm.

Giai đoạn 1: Giá vàng tăng trước khủng hoảng

Đầu tiên, hãy chú ý vào giai đoạn từ sau năm 2000 khi bong bóng dotcom đổ vỡ. Giá vàng tăng ở giai đoạn này do lạm phát tăng cao, tiền được Fed bơm ra đã ngấm vào các kênh như vàng, bất động sản, chứng khoán. Vàng là một trong những tài sản tăng giá do USD yếu đi.

Tiếp theo, vào giai đoạn 2004 trở đi khi Fed có những động thái tăng lãi suất. Giá vàng tiếp tục tăng bởi lực mua vào vàng lớn của các quỹ tiền tệ, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Họ mạnh mẽ mua vàng vào vì Fed nâng lãi suất là một dấu hiệu của khủng hoảng đang tới.

Giai đoạn 2: Giá vàng giảm rồi tăng mạnh mẽ sau khủng hoảng

Khi lãi suất tăng mạnh, lạm phát giảm do lượng hàng hóa sản suất ra dồi dào lãi suất thực sẽ tăng. Đây là lúc người dân, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải bán vàng, bán bất động sản để trả nợ do lãi cao hoặc là đem tiền gửi ngân hàng lấy lãi.

Đó cũng chính là giai đoạn “Hút” của chu kỳ xén lông cừu. Kết thúc giai đoạn này, nền kinh tế chính thức bước vào khủng hoảng 2008.

Lúc này vàng mới thực sự tăng mạnh do tiền lại tiếp tục được bơm ra. Các chương trình mang tên “Nới lỏng định lượng lần 1,2 và 3” khiến USD lại bị mất giá, Fed lại há miệng nuốt trọn các doanh nghiệp bị phá sản hoặc không thể sống nổi nếu như không có tiền của Fed. Chu trình xén lông cừu lại tiếp tục.

Tổng kết

Bài viết là khá dài tuy nhiên tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Fed – tổ chức tài chính quyền lực lớn nhất thế giới. Giờ thì có thể bạn đã tin Fed chính là nhà cái làm chủ cuộc chơi. Việc theo dõi các động thái của tổ chức này có thể giúp bạn dự đoán chính xác những gì sẽ diễn ra.

Chúc bạn giao dịch thành công!

Nhóm ZALO Forex : https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex : https://t.me/nfttradeforex2023