Quy tắc 10.000 giờ có thể bạn đã nghe thoáng qua đâu đó trong cuộc sống. Hoặc cũng có thể, đây là lần đầu tiên bạn biết đến quy tắc này.
Nếu như bạn chưa biết, vậy thì tôi xin được giới thiệu, quy tắc 10.000 giờ bắt nguồn từ diễn giả – nhà báo – nhà tâm lý học Malcom Gladwell. Đây là quy tắc được Malcom Gladwell thể hiện xuyên suốt trong cuốn sách nổi tiếng của ông – “Những kẻ xuất chúng”. Quy tắc này nói rằng:
10.000 giờ là thời gian luyện tập có chủ đích cần thiết để trở nên tinh thông trong bất kỳ một lĩnh vực nào đó.
Hẳn là bạn đang tự nhẩm tính trong đầu, đại loại như: 10.000 giờ là bao lâu nhỉ, ờm…mỗi ngày dành ra 8 tiếng, mỗi tháng khoảng 200 tiếng, 1 năm 2.000 tiếng, vậy 10.000 giờ tương đương với đâu đó khoảng 4-5 năm rèn luyện liên tục.
Bạn thấy có gì đó quen quen không?
Đúng rồi đấy, thật trùng hợp, khoảng thời gian đó gần như trùng khớp với khoảng thời gian mà mỗi chúng ta dành cho việc học đại học.
Cuốn sách “Những kẻ xuất chúng” là một trong những cuốn sách tôi vô cùng yêu thích dù cho quan điểm mà Malcom Gladwell đưa ra xuyên suốt trong cuốn sách này vẫn luôn là một đề tài tranh luận không có hồi kết.
Nhưng mỗi người đều sẽ có những suy nghĩ riêng về quy tắc 10.000 giờ này.
Nếu chỉ chăm chăm nhìn vào con số 10.000 giờ kia thì chúng ta rất dễ hiểu sai ý đồ của Malcom Gladwell. Ông ấy là một tác giả, nhà tâm lý học và tất nhiên để truyền tải thông điệp của mình thì ông cần đến một cái gì đó dễ hình dung, mang tính đại diện, một cái gì đó có tính biểu tượng để cho người đọc dễ nhớ và để cho cuốn sách của ông trở nên viral hơn.
Vậy thì “Quy tắc 10.000 giờ” chính là kẻ đại diện.
Thực chất, tư tưởng mà tôi thích nhất trong cuốn sách này đó chính là:
Con người sinh ra không phải là những thiên tài, họ trở nên như vậy nhờ nỗ lực
Thế giới không thiếu những người có tài năng thiên bẩm nhưng rồi bị lãng quên và phung phí đi cái tài năng đó.
Tại sao có những người trade 5-6 năm vẫn thua lỗ?
Đừng nghĩ cứ dựa vào quy tắc đó và thực hiện trong từng đó thời gian là sẽ thành công, sẽ trở nên kiệt xuất. Không phải.
Malcom đã giải thích thêm, “Tôi có thể chơi cờ 100 năm và tôi sẽ không bao giờ trở thành một đại kiện tướng. Mấu chốt ở đây đơn giản là khả năng tự nhiên đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian để nó được thể hiện ra.”
Rõ ràng những gì Malcom nói cũng thể hiện cho 2 ý cực kỳ quan trọng như sau:
- Không phải cái gì luyện tập cũng có thể trở thành chuyên gia hay trở nên xuất sắc.
- Những người có tài năng thiên bẩm (đặc biệt là lĩnh vực thể thao, nghệ thuật) cũng cần đòi hỏi sự luyện tập rất lớn để trở nên kiệt xuất.
Giờ thì hãy liên hệ những ý đó với lĩnh vực của chúng ta xem sao – Trading.
Có 1 dấu hỏi lớn mà tôi muốn đưa ra để bàn luận trong bài viết này:
Quy tắc 10.000 giờ có áp dụng đối với lĩnh vực trading không?
Theo tôi, câu trả lời là Có.
Thiên tài trong trading có hay không? Câu trả lời là có.
Vậy có phải những thiên tài trading mà chúng ta được biết cứ tự nhiên mà thành công hay không?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG!
Chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến những thiên tài trong lĩnh vực trading, những người kiếm được hàng triệu, thậm chí hàng tỷ đô từ thị trường tài chính.
Có thể kể đến những cái tên như “thiên tài chứng khoán Nhật Bản” Kotegawa Takashi, người được xem là vị thần chứng khoán với khối tài sản lên đến 1.8 tỷ đô la.
Anh ta biết đến thị trường chứng khoán khá sớm, khi còn là sinh viên năm 3 đại học với số tiền khởi đầu là 1.6 triệu Yên. “cú sốc J-com” chính là bước ngoặt khiến Kotegawa Takashi trở thành nhà đầu tư có lợi nhuận cá nhân cao nhất.
Trong một buổi phỏng vấn với giới truyền thông, khi được phóng viên hỏi làm thế nào để trở nên giàu có, Takashi trả lời:
“Nếu chỉ quan tâm đến tiền, bạn sẽ không thể giao dịch thành công“.
Bạn có biết không? Takashi đầu tư chứng khoán từ năm 2000, và cú sốc J-com diễn ra vào năm 2005, sau 5 năm kể từ khi Takashi tham gia vào thị trường. Thật trùng hợp.
Tất nhiên, thời gian không phải cứ thế trôi qua và đến một ngày, họ bỗng dưng trở thành những bậc thầy. Chắc chắn, thời gian đó phải đi cùng với sự luyện tập.
Trong các diễn đàn hay group về Forex mỗi khi có câu hỏi đại loại như “Em trade 1 năm mà chưa có lợi nhuận”, “Ông bạn em trade 3 tháng lãi bla bla…” thì kiểu gì cũng sẽ có những phản hồi như: ông học đại học 4-5 năm ra trường chưa chắc đã kiếm được tiền mà tham gia thị trường Forex 1 năm đã đòi có lãi, ở đấy mà mơ.
Ý kiến mang tính vui vẻ thôi nhưng rõ ràng là rất hợp lý đó chứ.
Vậy thì chúng ta có thể tạm đồng ý với nhau rằng: quy tắc 10.000 giờ có tác dụng trong trading, hoặc là việc luyện tập qua thời gian dài có tác động lớn đến sự thành công trong trading. Nhé.
Vậy tại sao có những người trade 5-7 năm vẫn thua lỗ?
Có chứ, tôi đã gặp những trường hợp như vậy rồi.
Vì họ chưa nghiêm túc? Không.
Hay đầu óc họ không bình thường? Không hề.
Vậy lý do thua lỗ là gì???
Quay trở lại với câu nói của Malcom Gladwell: “Tôi có thể chơi cờ 100 năm và tôi sẽ không bao giờ trở thành một đại kiện tướng. Mấu chốt ở đây đơn giản là khả năng tự nhiên đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian để nó được thể hiện ra.”
Nếu tôi hỏi bạn: Một trader thành công có những tính cách như thế nào?
Hẳn trong đầu bạn sẽ xuất hiện những đáp án như: kiên nhẫn, kỷ luật, thông minh…
Vậy thì lý do khiến những người đã tham gia vào thị trường nhiều năm mà vẫn thua lỗ là gì?
Câu trả lời rất đơn giản, bởi vì:
Họ không sử dụng khoảng thời gian đó để giải quyết những vấn đề của chính họ.
Bạn nghĩ rằng “Có những người sinh ra cho việc trading, họ có những phẩm chất phù hợp với công việc này”.
Tôi có thể phần nào đồng ý với bạn rằng:
Tài năng sẵn có + Luyện tập chăm chỉ = Cá nhân kiệt xuất
Tuy nhiên, cho dù không sở hữu tài năng thiên bẩm, giả sử bạn là một người hoàn toàn bình thường, thì chỉ với việc luyện tập chăm chỉ, bạn đã hoàn toàn có thể trở nên nổi bật hơn so với ĐA SỐ những NGƯỜI BÌNH THƯỜNG KHÁC rồi.
Vậy làm thế nào để áp dụng quy tắc 10.000 giờ vào giao dịch Forex?
Câu trả lời đã có ở ngay phía trên.
Hãy sử dụng thời gian đó để giải quyết những vấn đề của bạn
Đó chính là giá trị cốt lõi trong quy tắc 10.000 giờ của Malcom Gladwell: “Rèn luyện có chủ đích”.
Công việc trading là một công việc mang tính cá nhân, nghĩa là phần lớn thời gian bạn phải tự đối mặt với chính mình và tự giải quyết những vấn đề của chính bản thân mình.
Hẳn ai cũng phải thừa nhận rằng Trading là một công việc rất khó, tôi cũng đồng ý với quan điểm này.
Bởi vậy để thành công trong trading thì mỗi chúng ta cần phải giải quyết rất nhiều câu hỏi hóc búa.
- Làm thế nào để chiến thắng được lòng tham?
- Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?
- Làm thế nào để có đủ kiến thức trong giao dịch?
- ………………….
Đó chính là những mục tiêu cho việc rèn luyện của bạn.
Chẳng có một đích đến nào cho việc rèn luyện. Hành trình để nâng cấp bản thân là một hành trình không có hồi kết bởi chúng ta luôn có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Vậy áp dụng quy tắc 10.000 giờ vào giao dịch Forex như thế nào?
Chỉ đơn giản là “Hãy sử dụng thời gian để rèn luyện có chủ đích, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề của bản thân trong trading”.
Nếu bạn giải quyết được nó, bạn thắng. Và ngược lại, nếu bạn không thay đổi được bản thân mình, bạn thua.
Có muôn vàn con đường dẫn đến thành công, và chắc chắn, trading chỉ là một trong những con đường đó, nếu bạn không thành công với trading, chỉ đơn giản là con đường đó không dành cho bạn.
Hãy nghiêm túc ngồi lại, nhìn sâu vào trong chính con người mình và trả lời những khúc mắc của chính bản thân mình: Tại sao mình thất bại? Tại sao mình vẫn chưa thành công? Mình có thực sự nghiêm túc với nó hay không? Và mình cần phải thay đổi điều gì để thay đổi kết quả trading hiện tại?
Câu trả lời là của bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
Mọi sự thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin bên dưới:
Nhóm ZALO Forex : https://zalo.me/g/ppyamy101
Nhóm Telegram Forex : https://t.me/nfttradeforex2023