thanh khoản trong SMC
Thanh khoản là gì? các kiểu thanh khoản trong SMC

Thanh khoản là một khái niệm thường bị hiểu nhầm và sử dụng sai trong giao dịch. Hầu hết các nhà giao dịch nhỏ lẻ quên rằng bản thân chúng ta là thanh khoản và họ (Smart Money – Big Boys) đang săn Stop Loss của chúng ta. Vậy thì chúng ta xác định thanh khoản như thế nào trong khi bản thân chúng ta chính là thanh khoản của thị trường?

Vì thế, chúng ta nên xác định rằng mình không thể lường trước chính xác các đợt quét thanh khoản hay săn SL, chúng ta chỉ có thể phản ứng khi đã nhận diện được và đi theo chúng.

Khái niệm thanh khoản trong SMC là một nội dung vô cùng quan trọng cần phải nhấn mạnh, đòi hỏi trader cần phải tuân thủ. Các hình thái của thanh khoản có thể bao gồm trendline, hai đỉnh/đáy, các đỉnh/đáy cao tương đương (EQH, EQH), và đương nhiên là các Order Block mà không có sự hiện diện của thanh khoản ở bên dưới nó (đối với Bearish Order Blocks) hoặc ở bên trên OB (đối với Bullish Order Blocks). Rõ ràng , việc chọn sai Order Blocks sẽ dẫn đến việc chính Order Blocks đó là thanh khoản và chúng sẽ bị quét qua.

Các kiểu thanh khoản – types of liquidity

Equal highs and lows (EQH/EQL)

EQH/EQL được xem là vùng có thanh khoản lớn bởi vì các nhà giao dịch nhỏ lẻ theo Price Action (PA) sẽ dễ dàng nhận diện được các vùng giá này và họ cho đó là kháng cự và hỗ trợ, và thuật toán của Smart Money có thể giúp họ quét qua chúng trước khi giá di chuyển theo hướng ban đầu của thị trường.

Ví dụ về EQH/EQL Liquidity
Ví dụ về EQH/EQL Liquidity

Thanh khoản dạng trendline – Trendline Liquidity

Trendline ở đây đóng vai trò như là một “hỗ trợ” đối với các lệnh (BUY) còn sót lại bên dưới chúng. Hầu hết các trader Falcon áp dụng kiểu thanh khoản này và thuật toán của Smart Money phát hiện ra chúng (sự tồn tại thanh khoản tại Trendline) và đôi khi tác động để giá hình thành nên một cấu trúc bên trong và rồi quét qua để lấy thanh khoản.

Ví dụ về Trendline Liquidity
Ví dụ về Trendline Liquidity

Structural Liquidity (Internal and External liquidity) – Thanh khoản dạng cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài

Đến đây thì khái niệm này có vẻ như không còn xa lạ nữa. Chính là, ngay cả một vùng giá đã hình thành cấu trúc một cách rõ ràng vẫn có thể là một vùng liquidity, một khi cấu trúc trong khung thời gian lớn hơn nó đã được hình thành, và giá cả sẽ có xu hướng di chuyển theo cấu trúc của khung thời gian lớn hơn, cấu trúc nhỏ lúc đó chỉ còn là thanh khoản cho đường giá trong khung thời gian lớn di chuyển. chúng ta có hai kiểu thanh khoản cấu trúc là thanh khoản cấu trúc bên trong và thanh khoản cấu trúc bên ngoài.

Thanh khoản kiểu cấu trúc bên trong – Internal Structure Liquidity

Chúng ta đều biết rằng cấu trúc có tính đồng dạng (fractal) và chuyển động zigzag, và mỗi nhịp sóng của nó có một đoạn cấu trúc nhỏ bên trong nó, và một khi cấu trúc của khung thời gian lớn đã được định hình (theo ý đồ của bigboys), cấu trúc khung thời gian nhỏ hơn sẽ trở thành thanh khoản và điểm Swing High và Swing Low của cấu trúc bên trong là vùng giá buy / sell stop còn để ngỏ. Và thuật toán của Smart Money sẽ target các Swing High và Swing Low của cấu trúc bên trong như là việc thử nghiệm vùng bán (test the premium) để downtrend hoặc thử nghiệm vùng mua (test the discount) để uptrend, hình thành nên một phạm vi giá mới.

Ví dụ minh họa về cấu trúc giảm đã được hình thành của D1 và cấu trúc bên trong của H4 bị quét qua để giá test vùng premium của phạm vi giới hạn khung ngày.​
Ví dụ minh họa về cấu trúc giảm đã được hình thành của D1 và cấu trúc bên trong của H4 bị quét qua để giá test vùng premium của phạm vi giới hạn khung ngày.​
Ví dụ minh họa về phá vỡ trên khung ngày, khi đó cấu trúc swing low của H4 bị phá vỡ, đóng vai trò là thanh khoản của thuật toán.​
Ví dụ minh họa về phá vỡ trên khung ngày, khi đó cấu trúc swing low của H4 bị phá vỡ, đóng vai trò là thanh khoản của thuật toán.​

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn nhận diện các điểm Swing cấu trúc bên trong:

  • Cấu trúc khung W1 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc Monthly.
  • Cấu trúc khung Daily là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc W1.​
  • Cấu trúc khung H4 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc Daily.​
  • Cấu trúc khung H1 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc H4.​

Thanh khoản cấu trúc bên ngoài – External Structure Liquidity

Các đỉnh đáy yếu trên đường giá là các vùng giá thanh khoản bên ngoài và thuật toán của Smart Money có thể nhắm đến một khi thanh khoản bên trong đã bị xử lý. Vì vậy, phạm vị cấu trúc bên ngoài là các đỉnh đáy yếu ngược hướng với xu hướng chính hoặc các đỉnh đáy đã thất bại trong việc phá vỡ các đỉnh đáy mạnh.

Một số mô hình thanh khoản phổ biến
Một số mô hình thanh khoản phổ biến

Tổng kết

Bên trên là một vài mẫu hình thanh khoản thường gặp ở SMC, để cho ra kết quả giao dịch tốt nhất bạn cần kết hợp thêm các chỉ báo, mô hình nến,… Chúc bạn giao dịch thành công!

Nguồn: tradewithfx

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023

smc
Phương pháp SMC (Smart Money Concept) là gì? Cách sử dụng phương pháp SMC trong Forex

Smart Money Concept, viết tắt là SMC hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt đó là phương pháp giao dịch theo đồng tiền thông minh. Khái niệm Smart Money ở đây không ám chỉ một ý nghĩa đơn thuần về sự thông minh nào đó của dòng tiền. Mà ý nghĩa thật sự mà nó muốn nói đến chính là những nguồn tiền giao dịch có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cụ thể là nguồn tiền do các ngân hàng trung ương thế giới, các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức gồm nhiều những nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch trên thị trường.

Hiểu đơn giản, nếu chúng ta biết và nắm bắt được những cách thức, thời điểm ra vào lệnh của những nhà tạo lập thị trường này và giao dịch theo họ thì nguồn lợi nhuận có được sẽ to lớn đến mức nào. Đây là lý do phương pháp nghiên cứu về cách thức giao dịch của dòng tiền thông minh ra đời và có tên gọi là Smart Money Concept.

Lý thuyết phương pháp SMC (Smart Money Concept)

Smart Money Concept không chỉ là một phương pháp giao dịch mà nó còn được xem là một triết lý hoàn chỉnh về cách thị trường hoạt động. Về cơ bản, SMC nói rằng các nhà tạo lập thị trường (Ngân hàng trung ương thế giới, các tổ chức quỹ lớn,…) là những cá mập thao túng giá cả và gây ra những biến động của thị trường.

Là một trader giao dịch theo trường phái SMC, bạn cần cố gắng hình tượng và mô hình hóa chiến lược giao dịch của mình dựa trên cách mà các nhà tạo lập thị trường này giao dịch. Do đó, khi đưa ra quyết định giao dịch, điều mà nhà đầu tư SMC cần xem xét đó chính là quy luật cung – cầu và cấu trúc thị trường. Bạn có thể tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình và đạt được kết quả tốt hơn trên thị trường.

Các khái niệm và thuật ngữ của phương pháp SMC

Để hiểu hơn về phương pháp giao dịch này, chúng tôi sẽ đưa ra một số khái niệm thường được sử dụng trong SMC.

Order block

Order block là một vùng có khối lượng giao dịch lớn trên biểu đồ được biểu thị là một cây nến có thân lớn tăng hoặc giảm mạnh thoát ra khỏi một vùng. Những khối này được tạo ra bởi một khối lượng lớn lệnh đặt mua hoặc đặt bán của những ngân hàng lớn, những quỹ đầu tư hoặc những nhà tạo lập thị trường tạo ra.

Order block
Order block

BOS (Break Of Structure)

BOS là viết tắt của “Break Of Structure”, có thể hiểu đơn giản là sự phá vỡ cấu trúc giá trên biểu đồ, thường là phá vỡ một mức giá kháng cự hoặc hỗ trợ để tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm. BOS là một trong những tín hiệu quan trọng trong SMC để xác nhận một xu hướng được tiếp diễn.

BOS (Break Of Structure)

CHoCH (Change Of Character)

CHoCH là viết tắt của Change Of Character, được hiểu đơn giản là sự thay đổi tính chất của giá. Về cơ bản thì CHoCH cũng giống BOS, nhưng nó được sử dụng để đánh dấu sự thay đổi trong xu hướng, còn BOS thường là xác nhận xu hướng tiếp tục.

CHoCH (Change Of Character)

Liquidity (Thanh khoản)

Bạn đã bao giờ cho rằng nhận định của mình là đúng nhưng bị stop loss bởi một râu nến quét qua chưa? Điều này xảy ra một cách có hệ thống và lặp đi lặp lại. Đó là cách là các cá mập tài chính săn mồi của những nhà đầu tư giao dịch theo những phương pháp thông thường như giao dịch theo trendline, mô hình giá.

Hai mẫu hình thanh khoản thường gặp trên trên thị trường đó là Equal High và Equal Low.

  • Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)

Giá sẽ quét stop loss của một số nhà giao dịch khi họ đặt lệnh ở vùng supply sau đó giá chạm vào vùng order block và tiếp tục xu hướng giảm của thị trường.

Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)
Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)
  • Equal Low (hai hoặc nhiều đáy bằng nhau)

Giá tương tự sẽ quét stop loss của một số nhà giao dịch khi họ đặt lệnh ở vùng demand sau đó giá chạm vào vùng order block và tiếp tục xu hướng tăng của thị trường.

Mô hình thanh khoản hai đáy bằng nhau – Equal Low
Mô hình thanh khoản hai đáy bằng nhau – Equal Low

Imbalance

Imbalance là một vùng mất cân bằng của thị trường và trong tương lai giá có xu hướng sẽ hồi về vùng này để lấp đầy những thanh khoản mà trước đó nó đã để lại.

Cách xác định vùng mất cân bằng này là dựa vào khoảng trống được tạo ra giữa giá cao nhất của nến 1 và giá thấp nhất nến 3 đối với xu hướng tăng. Đối với xu hướng giảm thì cũng xác định tương tự nhưng ngược lại.

Ví dụ cách xác định vùng Imbalance – Vùng mất cân bằng trên biểu đồ thực tế
Ví dụ cách xác định vùng Imbalance – Vùng mất cân bằng trên biểu đồ thực tế

Cách sử dụng phương pháp SMC (Smart Money Concept) trong Forex

Có 2 cách vào lệnh cơ bản theo phương pháp SMC là Risk Entry và Confirmation Entry.

Risk Entry (Vào lệnh rủi ro)

Bạn sẽ vào lệnh ngay khung thời gian chính sau khi phân tích. Ví dụ: khung thời gian chính mà bạn dùng đó là H4 thì sau khi phân tích bạn có thể vào lệnh ngay ở khối order block.

Mô hình Risk Entry
Mô hình Risk Entry
Cách vào lệnh trên biểu đồ thực tế
Cách vào lệnh trên biểu đồ thực tế

Confirmation Entry (Vào lệnh chờ xác nhận)

Khác với cách vào lệnh ở trên thì confirmation entry sẽ an toàn hơn vì trước khi vào lệnh, bạn cần phải có thêm một bước xác nhận ở khung thời gian nhỏ hơn.

Ví dụ: bạn dùng khung thời gian chính là H4 để phân tích xu hướng chính thì sau khi giá chạm vào Order block của H4, chúng ta sẽ chờ cho đến khi có xác nhận đảo chiều ở khung thời gian nhỏ hơn là M15 thì lúc đó chúng ta mới vào lệnh.

Giá chạm vào khối Order block của khung H4
Giá chạm vào khối Order block của khung H4
Sau khi giá chạm Order block H4, chờ tín hiệu CHoCH đảo chiều của khung nhỏ hơn là khung M15
Sau khi giá chạm Order block H4, chờ tín hiệu CHoCH đảo chiều của khung nhỏ hơn là khung M15

Ưu và nhược điểm của phương pháp SMC là gì?

Ưu điểm

  • SMC giúp dự đoán xu hướng chính của thị trường bằng cách theo dõi hoạt động của nhà tạo tập thị trường, giúp tăng khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro.
  • SMC cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động giao dịch của nhà tạo lập thị trường, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến những diễn biến giá trên thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
  • Dễ dàng áp dụng mà không cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật phức tạp, phù hợp cho nhà đầu tư mới tiếp cận và hiểu được phương pháp này.

Nhược điểm

  • Không thích hợp cho tất cả các thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường vốn đang phát triển và ít người tham gia.
  • Phương pháp SMC yêu cầu kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu về bản chất thị trường để có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.
  • Phương pháp SMC dựa trên giả thuyết về các hoạt động của các cá mập tạo lập thị trường, khiến cho phương pháp này mơ hồ và không chắc chắn, dẫn đến rủi ro trong giao dịch nếu nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm phân tích.

Kết luận

Phương pháp Smart Money Concept đang là một hệ thống giao dịch rất được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này hiệu quả, các nhà đầu tư cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu trong việc đọc mô hình và phân tích hành động giá.

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023