thanh khoản trong SMC
Thanh khoản là gì? các kiểu thanh khoản trong SMC

Thanh khoản là một khái niệm thường bị hiểu nhầm và sử dụng sai trong giao dịch. Hầu hết các nhà giao dịch nhỏ lẻ quên rằng bản thân chúng ta là thanh khoản và họ (Smart Money – Big Boys) đang săn Stop Loss của chúng ta. Vậy thì chúng ta xác định thanh khoản như thế nào trong khi bản thân chúng ta chính là thanh khoản của thị trường?

Vì thế, chúng ta nên xác định rằng mình không thể lường trước chính xác các đợt quét thanh khoản hay săn SL, chúng ta chỉ có thể phản ứng khi đã nhận diện được và đi theo chúng.

Khái niệm thanh khoản trong SMC là một nội dung vô cùng quan trọng cần phải nhấn mạnh, đòi hỏi trader cần phải tuân thủ. Các hình thái của thanh khoản có thể bao gồm trendline, hai đỉnh/đáy, các đỉnh/đáy cao tương đương (EQH, EQH), và đương nhiên là các Order Block mà không có sự hiện diện của thanh khoản ở bên dưới nó (đối với Bearish Order Blocks) hoặc ở bên trên OB (đối với Bullish Order Blocks). Rõ ràng , việc chọn sai Order Blocks sẽ dẫn đến việc chính Order Blocks đó là thanh khoản và chúng sẽ bị quét qua.

Các kiểu thanh khoản – types of liquidity

Equal highs and lows (EQH/EQL)

EQH/EQL được xem là vùng có thanh khoản lớn bởi vì các nhà giao dịch nhỏ lẻ theo Price Action (PA) sẽ dễ dàng nhận diện được các vùng giá này và họ cho đó là kháng cự và hỗ trợ, và thuật toán của Smart Money có thể giúp họ quét qua chúng trước khi giá di chuyển theo hướng ban đầu của thị trường.

Ví dụ về EQH/EQL Liquidity
Ví dụ về EQH/EQL Liquidity

Thanh khoản dạng trendline – Trendline Liquidity

Trendline ở đây đóng vai trò như là một “hỗ trợ” đối với các lệnh (BUY) còn sót lại bên dưới chúng. Hầu hết các trader Falcon áp dụng kiểu thanh khoản này và thuật toán của Smart Money phát hiện ra chúng (sự tồn tại thanh khoản tại Trendline) và đôi khi tác động để giá hình thành nên một cấu trúc bên trong và rồi quét qua để lấy thanh khoản.

Ví dụ về Trendline Liquidity
Ví dụ về Trendline Liquidity

Structural Liquidity (Internal and External liquidity) – Thanh khoản dạng cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài

Đến đây thì khái niệm này có vẻ như không còn xa lạ nữa. Chính là, ngay cả một vùng giá đã hình thành cấu trúc một cách rõ ràng vẫn có thể là một vùng liquidity, một khi cấu trúc trong khung thời gian lớn hơn nó đã được hình thành, và giá cả sẽ có xu hướng di chuyển theo cấu trúc của khung thời gian lớn hơn, cấu trúc nhỏ lúc đó chỉ còn là thanh khoản cho đường giá trong khung thời gian lớn di chuyển. chúng ta có hai kiểu thanh khoản cấu trúc là thanh khoản cấu trúc bên trong và thanh khoản cấu trúc bên ngoài.

Thanh khoản kiểu cấu trúc bên trong – Internal Structure Liquidity

Chúng ta đều biết rằng cấu trúc có tính đồng dạng (fractal) và chuyển động zigzag, và mỗi nhịp sóng của nó có một đoạn cấu trúc nhỏ bên trong nó, và một khi cấu trúc của khung thời gian lớn đã được định hình (theo ý đồ của bigboys), cấu trúc khung thời gian nhỏ hơn sẽ trở thành thanh khoản và điểm Swing High và Swing Low của cấu trúc bên trong là vùng giá buy / sell stop còn để ngỏ. Và thuật toán của Smart Money sẽ target các Swing High và Swing Low của cấu trúc bên trong như là việc thử nghiệm vùng bán (test the premium) để downtrend hoặc thử nghiệm vùng mua (test the discount) để uptrend, hình thành nên một phạm vi giá mới.

Ví dụ minh họa về cấu trúc giảm đã được hình thành của D1 và cấu trúc bên trong của H4 bị quét qua để giá test vùng premium của phạm vi giới hạn khung ngày.​
Ví dụ minh họa về cấu trúc giảm đã được hình thành của D1 và cấu trúc bên trong của H4 bị quét qua để giá test vùng premium của phạm vi giới hạn khung ngày.​
Ví dụ minh họa về phá vỡ trên khung ngày, khi đó cấu trúc swing low của H4 bị phá vỡ, đóng vai trò là thanh khoản của thuật toán.​
Ví dụ minh họa về phá vỡ trên khung ngày, khi đó cấu trúc swing low của H4 bị phá vỡ, đóng vai trò là thanh khoản của thuật toán.​

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn nhận diện các điểm Swing cấu trúc bên trong:

  • Cấu trúc khung W1 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc Monthly.
  • Cấu trúc khung Daily là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc W1.​
  • Cấu trúc khung H4 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc Daily.​
  • Cấu trúc khung H1 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc H4.​

Thanh khoản cấu trúc bên ngoài – External Structure Liquidity

Các đỉnh đáy yếu trên đường giá là các vùng giá thanh khoản bên ngoài và thuật toán của Smart Money có thể nhắm đến một khi thanh khoản bên trong đã bị xử lý. Vì vậy, phạm vị cấu trúc bên ngoài là các đỉnh đáy yếu ngược hướng với xu hướng chính hoặc các đỉnh đáy đã thất bại trong việc phá vỡ các đỉnh đáy mạnh.

Một số mô hình thanh khoản phổ biến
Một số mô hình thanh khoản phổ biến

Tổng kết

Bên trên là một vài mẫu hình thanh khoản thường gặp ở SMC, để cho ra kết quả giao dịch tốt nhất bạn cần kết hợp thêm các chỉ báo, mô hình nến,… Chúc bạn giao dịch thành công!

Nguồn: tradewithfx

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023