Lý thuyết Dow là gì? 6 Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow trong giao dịch

Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là gì? 6 Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow trong giao dịch

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng cơ bản để nghiên cứu những biến động của phương pháp thị trường đầu tư.

Lý thuyết này được đặt theo tên của Charles Dow, người sáng lập tờ báo Wall Street Journal và một trong những người tiên phong trong lĩnh vực phân tích chứng khoán.

Thuyết Dow là tập hợp 6 nguyên tắc, và được xem là tiền đề, nền tảng, cơ sở hệ thống để nghiên cứu và phát triển nhiều nguyên tắc, chỉ số trong phân tích kỹ thuật như chỉ số RSI, trendline, MACD… Lý thuyết này giúp các nhà đầu tư và giao dịch viên có cái nhìn tổng quan về diễn biến của thị trường, nhận biết được các điểm mua bán hợp lý, và đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên xu hướng.

Thuyết Dow tập trung vào việc phân tích và dự đoán xu hướng giá cả trên thị trường tài chính. Theo đó, thị trường tài chính có ba xu hướng chính: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng ngang. Mỗi xu hướng chính có thể được chia thành các xu hướng phụ và các xu hướng bậc nhỏ hơn.

Lý thuyết Dow

6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Nguyên lý/giả thiết của thuyết Dow là một bộ 6 nguyên lý cơ bản để phân tích và dự đoán xu hướng của thị trường tài chính. Cụ thể như sau:

Nguyên lý thứ nhất: Thị trường phản ánh tất cả

Thị trường chứng khoán là thước đo của nền kinh tế. Thông tin về thị trường tài chính (từ quá khứ đến hiện tại) được thể hiện thông qua giá cổ phiếu và các chỉ số liên quan như GDP, lạm phát, lãi suất và tâm lý của nhà đầu tư. Thông qua những yếu tố này, thị trường phản ánh tất cả thông tin có sẵn, trừ những yếu tố bất ngờ như khủng bố, thiên tai như động đất hay sóng thần.

Lý thuyết Dow

Nguyên lý thứ hai: Ba xu hướng của thị trường

Lý thuyết Dow

Theo Charles Dow, thị trường luôn có ba xu hướng chính được phân thành ba cấp độ khác nhau, mỗi xu hướng có đặc điểm riêng.

  • Cấp 1: Xu hướng chính

Đây là xu hướng quan trọng nhất và kéo dài trong thời gian dài, thường từ 1 đến 3 năm. Xu hướng chính có hai nhóm chính là xu hướng tăng và xu hướng giảm. Điều này khó dự đoán và không có bất kỳ tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân nào có thể thao túng xu hướng này. Xu hướng chính là điểm quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm và nắm bắt để định hình chiến lược đầu tư của mình.

  • Cấp 2: Xu hướng phụ

Xu hướng phụ thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Nó luôn có xu hướng đối lập với xu hướng chính. Xu hướng phụ có thể là những điều chỉnh hoặc phục hồi trong xu hướng chính và có thể gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư không kinh nghiệm.

  • Cấp 3: Xu hướng nhỏ

Xu hướng nhỏ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn không quá 3 tuần và thường có xu hướng ngược lại với xu hướng phụ. Xu hướng nhỏ có tầm quan trọng thấp hơn và dễ bị nhiễu trong quá trình phân tích thị trường.

Quan trọng là nhà đầu tư không nên quá tập trung vào xu hướng cấp 2 và cấp 3 mà bỏ qua xu hướng chính cấp 1. Nếu nhà đầu tư không chú ý đến xu hướng chính, có thể dễ dàng bỏ lỡ cơ hội đầu tư lớn trong dài hạn.

Nguyên lý thứ ba: Xu hướng chính gồm ba giai đoạn

Xu hướng chính trên thị trường tài chính thường phát triển qua ba giai đoạn khác nhau.

Đối với xu hướng tăng, ba giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn tích luỹ: Trong giai đoạn này, thị trường diễn biến chậm và gần như không có sự thay đổi đáng kể. Giai đoạn này thường xảy ra sau một chuỗi xu hướng giảm, khi giá cả tài sản ở mức thấp. Giai đoạn này khó nhận biết, và nhà đầu tư thường gặp khó khăn để nhận ra xem liệu xu hướng giảm đã kết thúc thực sự hay chưa.
  • Giai đoạn bùng nổ: Trong giai đoạn này, giá bắt đầu tăng mạnh, và các nhà đầu tư tham gia mua vào và chờ đợi cơ hội bùng nổ. Giai đoạn này thường đánh dấu sự gia tăng đáng kể về giá trị của tài sản.
  • Giai đoạn quá độ: Giai đoạn này xảy ra khi thị trường đạt đến mức tăng cao nhất và bắt đầu suy yếu. Một số nhà đầu tư có nhu cầu bán dần sản phẩm tài chính, và thị trường bắt đầu chuyển sang xu hướng giảm.

Lý thuyết Dow

Ba giai đoạn của xu hướng giảm:

  • Giai đoạn phân phối: Xu hướng giảm bắt đầu khi nhà đầu tư tiếp tục mua vào do tin rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng, nhưng không nhận ra rằng đang đu đỉnh. Trong giai đoạn này, sự phân phối diễn ra khi nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc bán với giá cao hơn.
  • Giai đoạn tuyệt vọng: Đây là giai đoạn khi nhiều tin tức xấu được tung ra, khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang và tìm cách bán tháo. Trong giai đoạn này, áp lực bán gia tăng, và giá cả tiếp tục giảm mạnh.
  • Giai đoạn sụp đổ: Giai đoạn này đánh dấu sự sụp đổ của thị trường. Thị trường trở nên u ám và không rõ ràng, và nhà đầu tư tiếp tục bán tháo, khiến giá cả rơi tự do. Trong giai đoạn này, xuất hiện sự sụp đổ lớn trong giá trị của tài sản tài chính và thị trường bước vào giai đoạn tích lũy để chuẩn bị cho một xu hướng mới.

Ba giai đoạn này thường điều chỉnh và lặp lại trong quá trình diễn biến của xu hướng giảm trên thị trường tài chính. Việc nhận biết và hiểu rõ các giai đoạn này có vai trò quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và giảm thiểu rủi ro trong môi trường thị trường không ổn định.

Nguyên lý thứ tư: Xu hướng được xác định bởi khối lượng giao dịch

Theo thuyết Dow, khối lượng giao dịch tăng theo xu hướng của thị trường. Dựa vào khối lượng giao dịch, nhà đầu tư có thể đánh giá sức mạnh của xu hướng. Nếu giá tăng, khối lượng giao dịch cũng phải tăng và ngược lại.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối lượng giao dịch có thể đi ngược lại với xu hướng thị trường. Điều này cho thấy sự yếu đuối của xu hướng hiện tại và có thể là tín hiệu cho một sự thay đổi trong tương lai gần, khi thị trường có thể đảo chiều.

Nguyên tắc thứ năm: Lý thuyết Dow – Chỉ số phải xác định lẫn nhau

Theo thuyết Dow cũ, sự đảo chiều trên thị trường được xác định bởi sự tương quan giữa hai chỉ số, đó là chỉ số công nghiệp và chỉ số đường sắt. Điều này có nghĩa là các tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ của một chỉ số phải tương ứng với những tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ của một chỉ số khác. Hai chỉ số này chính là chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số đường sắt.

Sự tương quan giữa hai chỉ số này được coi là quan trọng vì nó cung cấp thông tin về sự thay đổi của các ngành kinh tế chính và ngành vận tải, hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế. Khi hai chỉ số này cùng điều chỉnh, điều này cho thấy sự thay đổi của sự kinh tế và thị trường tài chính.

Ngày nay, mặc dù những chỉ số này đã thay đổi nhưng lý thuyết vẫn còn có thể được áp dụng như là một lý thuyết cơ bản.

Nguyên lý thứ sáu: Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều

Theo lý thuyết Dow, xu hướng trên thị trường sẽ được duy trì cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu đảo chiều. Nhà đầu tư cần có sự kiên nhẫn và quan sát để nhận biết các dấu hiệu này và đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp dựa trên tình hình thực tế.

Xu hướng chính trên thị trường có thể kéo dài trong một thời gian dài và nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội từ sự đi lên hoặc đi xuống của xu hướng này. Tuy nhiên, không có xu hướng nào tồn tại mãi mãi và sẽ đến lúc xuất hiện các dấu hiệu cho thấy xu hướng đảo chiều.

Nhà đầu tư cần chú ý đến những dấu hiệu như sự suy yếu trong sự tăng trưởng giá, sự thay đổi trong khối lượng giao dịch, hoặc các mô hình đảo chiều trên biểu đồ giá. Khi nhận thấy các dấu hiệu đảo chiều này, nhà đầu tư cần điều chỉnh chiến lược giao dịch và đưa ra quyết định hợp lý để thích ứng với tình hình mới.

Những mặt hạn chế của lý thuyết Dow

Trải qua hơn 100 năm, nhưng đến ngày nay lý thuyết Dow vẫn tồn tại và được ứng dụng khá nhiều. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa lý thuyết này đúng hoàn toàn. Một vài nhược điểm hạn chế còn tồn tại trong nguyên tắc lý thuyết Dow:

  • Độ trễ lớn

Trong nguyên lý thứ 3 Dow có chia xu thế chính thành 3 giai đoạn hỗ trợ. Nếu nhà đầu tư tuân theo và chỉ mua vào, bán ra ở giai đoạn bùng nổ (xu thế chính tăng) và tuyệt vọng (xu thế chính giảm) thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận hơn ở giai đoạn đầu và cuối của biến động.

  • Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng

Trong nguyên lý một lý thuyết Dow có chỉ ra mọi yếu tố như lạm phát, cảm xúc của nhà đầu tư hay lãi suất đều ảnh hưởng đến giá cả. Nhưng ông lại bỏ qua yếu tố thiên tai như động đất, sóng thần hoặc các vấn đề về khủng bố… Mà trong thực tế yếu tố này lại tác động rất nhiều đến giá cả trên thị trường.

  • Không áp dụng nhiều khi giao dịch trung hạn và ngắn hạn

Lý thuyết Dow đặc biệt chú trọng xu hướng chính nên nhà đầu tư cần phải đợi tạo đỉnh và đáy rõ ràng. Điều này khiến nhà đầu tư tốn nhiều thời gian phân tích và tìm ra xu thế chính mà bỏ qua mất cơ hội đầu tư trung hạn và ngắn hạn. Điều này sẽ không có lợi cho những nhà đầu tư giao dịch scalping, day trading, swing trading.

  • Khiến các nhà đầu tư khó xác định xu thế

Dow chia thị trường thành 3 giả định bao gồm xu thế chính, xu thế phụ và xu thế nhỏ. Ba xu thế này được hình thành do giá tăng giảm trong một khoảng thời gian nào đó. Tuy nhiên, trong thực thế giá lại biến động liên tục nên nhà đầu tư khó xác định chính xác được các xu thế kết thúc. Từ đó sẽ đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.

Tổng kết

Nền tảng kiến thức tìm hiểu từ lý thuyết Dow đến nay vẫn còn tồn tại và được nhiều trader áp dụng trong phân tích thị trường. Hiểu và nắm được nền tảng lý thuyết Dow trong Forex sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được các biến động tiếp theo, từ đó thực hiện các dự án giao dịch chính xác và hiệu quả. 

Nhóm ZALO Forex :   https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :   https://t.me/nfttradeforex2023

Trả lời

Forexfactory Việt Nam