Break out là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giao dịch hiệu quả
Break out, có nghĩa là sự phá vỡ, đây là hiện tượng giá tăng mạnh phá vỡ đường kháng cự hoặc giảm xuống phá vỡ đường hỗ trợ. Các khu vực này thường dựa vào thị trường trong quá khứ, đồng thời cũng là nơi diễn ra sự tranh chấp, xung đột giữa phe mua và phe bán.
Bên cạnh đó, breakout là chiến lược giao dịch dựa vào xu hướng thị trường hiện tại, tức là sau khi hiện tượng phá vỡ xảy ra, giá sẽ theo quán tính tiếp tục tăng hoặc giảm. Mục tiêu của các nhà đầu tư là vào lệnh ngay tại điểm breakout, rồi đi theo thị trường đến khi biến động nhẹ dần và cảm thấy mức lợi nhuận đã đạt kỳ vọng.
Lưu ý: Điểm breakout chỉ được xác nhận khi giá đóng cửa của nến nằm bên trên mức kháng cự hoặc dưới hỗ trợ. Nếu cây nến chỉ “thò” phần râu lên trên hoặc xuống dưới mà giá đóng cửa vẫn nằm phía dưới đường kháng cự, trên hỗ trợ thì đây không được coi là điểm phá vỡ.
Ví dụ: Với trường hợp giá break out khỏi đường kháng cự, tức là mức giá đóng cửa của cây nến đã ở phía trên của vùng kháng cự. Theo lý thuyết, khi giá đi từ dưới lên trên và gặp một đường kháng cự, tại đây sẽ xuất hiện một khối lượng bán rất lớn để đẩy giá quay ngược xuống dưới. Khi lực bán không đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ đường kháng cự, đây là tín hiệu tốt để các trader thực hiện mua vào. Khi này thị trường sẽ xuất hiện một lực mua cực mạnh đẩy giá tiếp tục đi lên.
Các loại break out trong forex
- Breakout giả
Breakout xảy ra khi giá phá vỡ một đường trendline nào đó nhưng không tiếp tục đi theo hướng phá vỡ mà đột ngột chuyển hướng di chuyển ngược lại. Nếu lầm tưởng đây là một cú breakout thật thì lệnh mua của bạn rất dễ bị đu đỉnh, còn lệnh bán có nguy cơ bị đu đáy. Có lẽ đây chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các nhà đầu tư khi phải phân biệt điểm phá vỡ thật và giả trong giao dịch forex.
Để nhận dạng được điểm phá vỡ giả, yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn phải chú ý là khối lượng giao dịch. Một breakout không thành công thường có khối lượng giao dịch thấp, điều này cho thấy nhiều khả năng giá sẽ không đủ sức bứt ra khỏi ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự mà sẽ quay đầu tiếp tục di chuyển trong vùng tích lũy.
- Breakout thật
Ngược lại với breakout giả, breakout thật là hiện tượng giá sẽ tăng hoặc giảm theo đúng con đường phá vỡ để thuận lợi cho các nhà đầu tư xác định mức sinh lời. Việc nhận biết điểm breakout thật vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận và giảm thiểu việc cháy tài khoản một cách đáng tiếc.
Dấu hiệu nhận biết breakout thành công
Phần nội dung sau đây sẽ chia sẻ một số mẹo giúp các bạn giải quyết vấn đề “làm thế nào để xác định một điểm breakout chuẩn khi giao dịch”. Có lẽ đây cũng là câu hỏi khó mà nhà đầu tư nào cũng phải bận tâm.
- Dựa vào giá đóng cửa và ngưỡng lọc
Mức giá đóng cửa của nến là một trong những yếu tố cần quan sát kỹ lưỡng khi giao dịch với phương pháp breakout. Nến có thể là nến ngày, giờ hoặc tuần phụ thuộc vào việc lựa chọn khung thời gian trade của bạn. Thực tế, giá đóng cửa cho ta độ tin cậy cao vì nó biểu diễn mức giá cuối cùng mà phe mua và phe bán “bắt tay” với nhau.
Ngoài ra, ngưỡng lọc điểm phá vỡ cũng được kết hợp với giá đóng cửa để tăng độ chính xác khi xác nhận một điểm breakout thật. Nó được giải thích là mức độ đâm qua mức hỗ trợ hay kháng cự theo hướng phá vỡ.
- Dựa vào thanh khoản
Sử dụng breakout trong giao dịch cũng đồng nghĩa rằng bạn phải chấp nhận đi theo cơ chế thị trường hiện tại, sẵn sàng mua với giá cao để bán ở mức giá cao hơn. Vậy nên xu hướng thị trường phải đủ mạnh để các trader sẵn sàng mua đuổi. Một trong những yếu tố có thể xác định xu hướng thị trường có mạnh hay không chính là thanh khoản (Thanh khoản hay còn gọi là tính lỏng, được hiểu là mức độ mua/bán nhanh trên thị trường nhưng không làm ảnh hưởng tới giá cả)
Theo kinh nghiệm của một số nhà giao dịch chuyên nghiệp, khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự phải đi kèm với mức thanh khoản tối thiểu là 50% so với mức trung bình hai mươi phiên giao dịch trước đó. Khi giá trong xu hướng giảm, tính thanh khoản phát huy được ít tiềm năng hơn so với xu hướng tăng.
- Dựa vào các chỉ báo
Đối với bất kỳ chiến lược giao dịch nào, việc sử dụng các chỉ báo cũng là một yếu tố đáng tham khảo. Cụ thể, khi di chuyển theo đà tăng, nếu giá bứt ra khỏi ngưỡng kháng cự nhưng kèm theo đó là độ phân kỳ âm, đây sẽ là tín hiệu cần xem xét. Tương tự với xu hướng tăng, khi giá giảm xuống và breakout vùng hỗ trợ với một phân kỳ dương, các trader cũng cần đặt ra nghi vấn và từ từ suy nghĩ xem có nên quyết định vào lệnh hay không.
Cách giao dịch với breakout
Ngoài việc phân biệt được breakout thật và breakout giả thì nhà đầu tư cũng cần phải có chiến lược giao dịch mới có thể thành công.
- Lần vào lệnh thứ nhất khi có dấu hiệu Breakout xảy ra. Lệnh này chỉ chiếm 30% khối lượng, nếu đây là điểm breakout thật thì bạn vẫn thu được lợi nhuận, còn là điểm breakout giả thì bạn cũng thua lỗ không đáng kể.
- Lần vào lệnh thứ 2 tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Lệnh này sẽ đặt ở cao hơn lệnh đầu.
- Lần vào lệnh thứ 3 khi giá đã test lại hỗ trợ và kháng cự. Khi này xác suất thành công là rất cao.
- Lệnh thứ 4 bạn có thể đặt cao hơn lệnh trước và có khối lượng to nhỏ như thế nào tùy ý.
Ngoài ra, có một phương pháp vào lệnh khác phù hợp hơn với nhiều nhà đầu tư thích mạo hiểm và muốn ăn lớn. Đó là thực hiện giao dịch khi bóng nến vừa vượt qua khu vực kháng cự/hỗ trợ trong khi nến chưa đóng cửa.
Bên cạnh đó, các trader thận trọng thường chọn vào lệnh ngay khi giá quay lại retest sau khi đã breakout khỏi khu vực đó. Đây là phương án vào lệnh ít rủi ro. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh vì không phải lúc nào giá cũng kiểm tra lại điểm sau khi đã phá vỡ.
Nhóm ZALO Forex : https://zalo.me/g/ppyamy101
Nhóm Telegram Forex : https://t.me/nfttradeforex2023