Chỉ báo Stochastic là gì? Cách sử dụng hiệu quả chỉ báo Stochastic
Stochastic là một indicator nằm trong nhóm chỉ báo động lượng, được phát triển vào năm 1950 bởi tiến sĩ George Lane. Chỉ báo này được sử dụng để giúp nhà đầu tư so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trong khoảng thời gian nào đó.
Một chỉ báo Stoch sẽ bao gồm 4 thành phần:
- Đường %K: Được thể hiện bằng đường màu xanh trên chart.
- Đường %D: Được thể hiện bằng đường màu cam trên chart.
- Vùng quá mua: Khi Stoch vượt lên trên ngưỡng 80.
- Vùng quá bán: Khi Stoch giảm xuống dưới ngưỡng 20.
Cài đặt Stochastic trên Tradingview
Để cài chỉ báo Stochastic trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart. Sau đó thực hiện các bước sau là hoàn tất việc thiết:
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Stoch“.
- Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên.
Theo mặc định ban đầu, chỉ báo Stoch sẽ tính toán theo thông số 14, 3, 3:
- Bạn có thể thay đổi các thông số của chỉ báo này bằng cách click vào biểu tượng Cài đặt (logo bánh xe) ở bước 1.
- Điều chỉnh thay đổi các thông số của đường %K và %D phù hợp với mục đích sử dụng ở bước 2.
- Bạn có thể thay đổi các ngưỡng quá mua quá bán cũng như tùy chỉnh màu sắc ở bước 3.
Bên cạnh đó, một điều chúng ta cần lưu ý là thông thường các thông số mặc định đã được nghiên cứu kỹ và được đa số các trader dùng. Nếu bạn muốn đổi một thông số khác thì nên dành thêm thời gian để kiểm tra chiến lược của mình trước khi bắt đầu dùng nó để giao dịch.
Tín hiệu của chỉ báo Stochastic
Tín hiệu giao cắt của %K và %D
Dựa vào tín hiệu giao cắt, bạn sẽ biết mình nên thực hiện lệnh giao dịch thế nào:
- Trong một xu hướng giảm, khi đường %K và %D cắt xuống từ vùng trên 80 thì đây là một dấu hiệu bán.
- Trong một xu hướng tăng, khi đường %K và %D cắt lên từ vùng dưới 20 thì đây là một dấu hiệu mua.
Stochastic quá mua (overbought) & quá bán (oversold)
Stoch nằm trên 80 (từ 80 đến 100) báo hiệu thị trường đang quá mua và sắp giảm giá. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng, và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh giảm giá hay đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.
Stoch nằm dưới 20 (từ 0 đến 20) báo hiệu thị trường đang quá bán. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm, và báo hiệu thị trường sắp điều chỉnh tăng giá hay đảo chiều xu hướng từ giảm thành tăng.
Bên cạnh đó trong một số trường hợp đặc biệt, khi Stoch đi vào vùng quá mua hay quá bán. Điều đó không có nghĩa là giá đã quá mua hay quá bán, mà lúc này giá đã đi vào đà giá mạnh. Tức là:
- Nếu giá đi lên thì có khả năng nó sẽ còn đi lên rất mạnh nữa.
- Nếu giá đi xuống thì có khả năng nó còn đi xuống sâu hơn nữa.
Nói một cách dễ hiểu hơn, Stoch đi vào vùng quá mua hay quá bán sẽ xác nhận cho chúng ta là thị trường sẽ có xu hướng mạnh.
Phân kỳ Stochastic (Divergence)
Bên cạnh các ngưỡng 20 & 80 của Stochastic cho thấy tình trạng quá bán & quá mua trên thị trường, Stochastic còn có thể dùng để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ – kháng cự thông qua việc xác định phân kỳ.
Phân kỳ là sự di chuyển ngược hướng giữa giá và Stochastic (được xác định thông qua các đỉnh đáy). Ví dụ:
- Giá tăng tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, nhưng Stochastic lại giảm tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
- Giá giảm tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ, nhưng Stochastic lại tăng tạo đáy mới cao hơn đỉnh cũ.
Đây là hai tín hiệu phân kỳ cơ bản nhất, còn một số tín hiệu phân kỳ khác nâng cao hơn mình sẽ nói chi tiết trong phần cách giao dịch với Stochastic dưới đây.
Cách sử dụng Stochastic giao dịch hiệu quả
Các tín hiệu giao dịch với đường Stochastic thường được dùng trong hai trường hợp sau:
- Một là xác định xu hướng của giá trong một khung thời gian nhất định.
- Hai là xác định điểm mua bán thích hợp.
Dùng Stochastic để xác định xu hướng của giá
Cách đơn giản nhất để xác định xu hướng của giá với Stoch đó là vị trí của %K và %D.
- Nếu %K nằm trên %D và Stoch hướng lên, đó là xu hướng tăng.
- Nếu %K nằm dưới %D và Stoch hướng xuống, đó là xu hướng giảm.
- Nếu Stoch cắt lên, cắt xuống liên tục thì nó là một xu hướng sideways.
Mua bán dựa trên tín hiệu giao dịch giao cắt của %K và %D
Như mình đã đề cập ở phần trên, chúng ta có thể thực hiện lệnh mua bán thông qua tín hiệu giao cắt:
- Nếu %K nằm trên %D và Stoch hướng lên, đó là tín hiệu Buy (Mua).
- Nếu %K nằm dưới %D và Stoch hướng xuống, đó là tín hiệu Sell (Bán).
Giao dịch theo cách này sẽ đúng ở nhiều khung thời gian. Từ khung thời gian nhỏ M5, M15, H1,… cho đến khung thời gian lớn H4, D1,…
Tuy hiên, bạn cần lưu ý khi giao dịch bằng tín hiệu giao cắt đó là: Phải đánh đúng xu hướng, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐÁNH NGƯỢC XU HƯỚNG.
Nếu bạn chưa chắc chắc được thị trường đang trong xu hướng tăng hay giảm thì không được dùng tín hiệu giao cắt của Stoch. Vì Stoch là một chỉ báo nhanh, cho tín hiệu Buy – Sell sớm. Do đó độ nhiễu cũng sẽ rất nhiều nếu bạn không thật sự hiểu rõ và sử dụng thành thạo.
Theo chart phía trên, bạn không thể đánh lệnh BUY khi thị trường đang GIẢM mạnh.
Tín hiệu phân kỳ (thường) đảo chiều
Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đỉnh:
- Xu hướng tăng sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo Stoch lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm.
Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đáy:
- Xu hướng giảm sẽ có đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo Stoch lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau cao hơn đáy trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng.
Tín hiệu phân kỳ (ẩn) tiếp diễn
Đối với phân kỳ ẩn, các phương pháp được sử dụng sẽ trái ngược với phân kỳ thường.
Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đáy:
- Xu hướng tăng sẽ có đáy giá sau cao hơn đáy giá trước, nhưng chỉ báo Stoch lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đỉnh:
- Xu hướng giảm sẽ có đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh giá trước, nhưng chỉ báo Stoch lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng giảm hiện tại.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ báo Stochastic
Dựa vào chỉ báo Stochastic có thể xác định điểm quá mua, quá bán của thị trường để vào lệnh. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch, các nhà đầu tư cũng phải nắm được những quy tắc sau:
- Không có một chỉ báo nào có khả năng đưa ra tín hiệu chính xác 100%, và chỉ báo Stochastic cũng vậy. Vì thế nhà đầu tư cần kết hợp cùng các loại chỉ báo khác để xác định xu hướng thị trường cho chính xác.
- Chỉ báo Stochastic ở khung càng lớn sẽ cho ra tín hiệu càng chính xác và ít bị sai lệch hơn.
- Giao dịch theo xu hướng thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên và tất yếu nhất nếu các nhà đầu tư muốn thu về lợi nhuận giao dịch. Nếu giao dịch ngược xu hướng thì chắc chắn sẽ mang lại rủi ro cao.
Kết luận
Bài viết này đã gửi các thông tin chi tiết về chỉ báo Stochastic và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Mong rằng qua bài viết đã giúp mọi người hiểu được chỉ báo Stochastic là gì và đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Chúc bạn giao dịch thành công!