Search results for kháng cự hỗ trợ

hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là gì ? Cách xác định và giao dịch hiệu quả

Hỗ trợ và Kháng cự là hai vùng giá đặc biệt quan trọng sẽ giúp bạn xác định được nhiều tín hiệu giao dịch. Nếu bạn là một nhà giao dịch thì bài viết này vô cùng quan trọng với bạn. Chúng tôi sẽ giới thiệu qua khái niệm, cách xác định cũng như hướng dẫn bạn giao dịch theo hỗ trợ kháng cự một cách hiệu quả nhất nhé!

Hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ là vùng giá mà tại đó giá đảo chiều từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Tại vùng hỗ trợ, các nhà đầu tư mua nhiều hơn bán.

Kháng cự là gì?

Ngược lại, Kháng cự là vùng giá mà tại đó giá đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm. Tại vùng kháng cự, các nhà đầu tư bán nhiều hơn mua.

hỗ trợ và kháng cự

Cách xác định hỗ trợ và kháng cự

Để xác định được hỗ trợ và kháng cự, bạn cần làm rõ những điều này:

  • Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trở lại. Điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi điều chỉnh giảm chính là kháng cự (resistance).
  • Khi mà thị trường tăng trở lại. Điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support).
  • Và khi thị trường biến động thì các mức hỗ trợ và kháng cự liên tục được tạo ra.

Cách vẽ hỗ trợ và kháng cự

Trước khi vẽ Hỗ trợ và kháng cự, bạn cần lưu ý Hỗ trợ và Kháng cự là một vùng, không phải đường hỗ trợ hay đường kháng cự mà nhiều người thường nhầm lẫn.

Để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự, bạn lấy vùng giá của bóng nến. Nếu khu vực đỉnh hoặc đáy có nhiều nến, bạn cần lấy khoảng cách giữa giá cao nhất và giá thấp nhất, hoặc giá đóng cửa và giá mở cửa để xác định.

hỗ trợ và kháng cự

Xác định Hỗ trợ và Kháng cự tiềm năng

Có rất nhiều vùng Hỗ trợ và Kháng cự nhưng không phải đường nào cũng là tín hiệu tiềm năng để giao dịch.

1. Vùng hỗ trợ và kháng cự quanh mức giá hiện tại

Bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ và kháng cự xung quanh mức giá hiện tại. Vì đây là những khu vực mà giá sẽ chạm đến sớm nhất. Các mức hỗ trợ và kháng cự khác không quá quan trọng và có thể làm rối tung biểu đồ của bạn.

Vì vậy, hãy theo dõi chặt chẽ giá của thị trường và tìm các vùng hỗ trợ và kháng cự gần với giá hiện tại. Tránh phải thêm các công cụ phân tích vào biểu đồ để hỗ trợ giao dịch.

hỗ trợ và kháng cự

2. Hỗ trợ và kháng cự đúng thời gian

Việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự không đúng lúc dẫn đến việc thực hiện các kế hoạch không hợp lý. Ngoài việc có quá nhiều đường vẽ các mức hỗ trợ và kháng cự. Thời gian cũng là một vấn đề mà nhiều người gặp phải.

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ trên bất kỳ khung thời gian nào. Thì chỉ nên vẽ các đường hỗ trợ và kháng cự cho khung thời gian đó. Xác định mức hỗ trợ và kháng cự trong khung thời gian giao dịch phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện ý tưởng giao dịch chính xác.

Hướng dẫn giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự

Dưới đây là một số cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng:

1. Đặt lệnh ngay tại hỗ trợ kháng cự

Như tiêu đề rõ ràng, đó là đặt lệnh Buy/Buy limit ngay tại hỗ trợ và đặt lệnh Sell/Sell limit ngay tại kháng cự.

Ví dụ XAUUSD khung D1:

hỗ trợ và kháng cự

Đặt lệnh limit thường được ít sử dụng hơn vì nó mang tính rủi ro cao do không có tín hiệu giao dịch rõ ràng.

Việc đặt lệnh ngay còn có một nhược điểm bạn sẽ rất thường gặp đó là QUÉT STOP LOSS. Hỗ trợ kháng cự vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên việc bóng nến quét mạnh qua hỗ trợ kháng cự rồi mới đảo chiều biến lệnh đáng lẽ win thành lose.

2. Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự

Tín hiệu đảo chiều bạn cần chờ đợi tại vùng hỗ trợ và kháng cự là tín hiệu gì?

Có nhiều “kiểu” tín hiệu đảo chiều, tùy theo cách nhìn của mỗi người. Đó có thể là tín hiệu breakout trendline hoặc kênh giá, tín hiệu đảo chiều của Moving Average, MACD, RSI…

Nhưng tín hiệu đảo chiều chúng tôi tin dùng nhất đó là tín hiệu đảo chiều thông qua CÁC MÔ HÌNH NẾN ĐẢO CHIỀU. Có 3 lý do chính cho việc này:

  • Thứ nhất, tín hiệu nến đảo chiều tại hỗ trợ kháng cự là một tín hiệu CHẤT LƯỢNG
  • Thứ hai, tín hiệu nến đảo chiều xuất hiện khá sớm, giúp cho chúng ta không bỏ lỡ một cơ hội
  • Thứ ba, có vị trí Stop loss rõ ràng là ngay trên mô hình nến.

Ví dụ cặp USDCAD khung D1:

hỗ trợ và kháng cự

3. Chờ giá quay lại hỗ trợ kháng cự vừa bị phá vỡ

Bạn đã biết kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành hỗ trợ, và ngược lại. Vì vậy bạn hãy chờ vùng hỗ trợ kháng cự đó bị phá vỡ rõ ràng và tìm cơ hội khi giá quay lại vùng đó (gọi là retest).

Ví dụ GBPUSD:

hỗ trợ và kháng cự

Thông thường khi hỗ trợ kháng cự bị phá vỡ, giá sẽ retest, vì vậy vào lệnh theo cách này sẽ “nhanh chóng” và được nhiều nhà giao dịch sử dụng.

Những lưu ý khi giao dịch với Hỗ trợ và Kháng cự

1. Hỗ trợ và kháng cự được giữ càng lâu thì càng mạnh

Giá chạm vào vùng kháng cự và hỗ trợ nhiều lần nhưng không thể phá vỡ, thì vùng hỗ trợ kháng cự đó được cho là càng mạnh. Vì theo các chuyên gia, giá sẽ không thể phá vỡ vùng đó.

hỗ trợ và kháng cự

2. Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi bị phá vỡ, và ngược lại

Khi giá phá vỡ hỗ trợ thì hỗ trợ đó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai khi giá quay lại, và ngược lại với kháng cự.

Hãy xem ví dụ cặp EURUSD khung D1:

hỗ trợ và kháng cự

Có thể thấy trong ví dụ, 2 lần vùng kháng cự bị phá, sau đó nó lại trở thành hỗ trợ rất tốt khi giá quay lại.

Việc kháng cự trở thành hỗ trợ khi bị phá vỡ là điều rất cơ bản nhưng cũng có những hiệu quả nhất định khi áp dụng vào giao dịch.

3. Hỗ trợ kháng cự được coi là bị phá vỡ khi nào?

Đôi khi bạn sẽ thấy một hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ, nhưng ngay sau đó bạn phát hiện ra rằng thị trường chỉ đang “test” vùng giá đó mà thôi.

Ví dụ cặp EURUSD trên khung D1:

hỗ trợ và kháng cự

Khi quan sát diễn biến giá của EURUSD khung D1 như hình, bạn đã xác định một ngưỡng kháng cự mạnh và quyết định sẽ BUY khi giá phá vỡ kháng cự này. Khi một nến D1 (được đánh dấu trên hình) tăng mạnh vượt qua kháng cự, bạn lập tức thực hiện lệnh BUY.

Kết quả thì bạn đã thấy, cuối ngày giao dịch, áp lực bên bán áp đảo đã đẩy giá xuống giảm mạnh dẫn đến giá đóng cửa ngày giao dịch (giá đóng nến D1) ở dưới vùng kháng cự.

VẬY KHI NÀO HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ ĐƯỢC COI LÀ ĐÃ BỊ PHÁ VỠ?

Câu trả lời là KHI GIÁ ĐÓNG CỬA CỦA CÂY NẾN VƯỢT QUA HỖ TRỢ KHÁNG CỰ! Điều này rất quan trọng khi đưa ra nhận xét hỗ trợ hay kháng cự đã bị phá hay chưa.

Nếu bạn giao dịch trên khung D1, bạn sẽ cần chờ nến D1 đóng cửa trên kháng cự đó. Nếu bạn giao dịch trên khung H4, bạn cần chờ nến H4 đóng cửa trên kháng cự H4…

Ngoài ra, các trader cũng cần lưu ý đến một vài điểm quan trọng về hỗ trợ và kháng cự như:

  • Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
  • Hỗ trợ kháng cự là một vùng giá chứ không phải một mức giá cụ thể.
  • Trong rất nhiều vùng hỗ trợ kháng cự thì bạn nên tập trung vào các vùng hỗ trợ kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ tiếp cận sớm nhất.
  • Khi vẽ hỗ trợ kháng cự cần về đúng khung thời gian.
  • Hỗ trợ kháng cự càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó.
  • Hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự, và ngược lại.
  • Cách giao dịch hiệu quả là chờ tín hiệu nến đảo chiều tại vùng hỗ trợ kháng cự.

Tổng kết

Tóm lại, trong thị trường Forex nói riêng và toàn bộ thị trường tài chính nói chung, Kháng cự và Hỗ trợ được coi là hai khái niệm cơ bản và quan trọng nhất để giúp các trader định hướng và đưa ra quyết định giao dịch.

Kháng cự là mức giá mà giá của cặp tiền tệ có xu hướng gặp khó khăn khi tăng lên, trong khi Hỗ trợ là mức giá mà giá của cặp tiền tệ có xu hướng gặp khó khăn khi giảm xuống.

Nhóm ZALO Forex :   https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :   https://t.me/nfttradeforex2023

trading
Nghịch lý trong nghề Trading

NHỮNG NGHỊCH LÝ TRONG NGHỀ TRADING mà ít Trader biết. Bài viết này nói về một số nghịch lý của nghề Trading cho thấy sự thật trái ngược khi bạn tham gia giao dịch.

Các nghịch lý này có thể gây khó hiểu với các Trader mới, nhưng sau nhiều năm lăn lộn với nghề giao dịch bạn sẽ nhận ra những nghịch lý này nghe thì vô lý nhưng lại vô cùng thuyết phục.

Các nghịch lý trong nghề Trading.

Một số nghịch lý quan sát được trong quá trình theo đuổi công việc trading để bạn đọc không tuyệt đối hóa tính logic trong trading mà có niềm tin vào cảm nhận hay trực giác của mình khi đã giao dịch được đủ lâu :

  • Những trader có khả năng lãnh đạo (leading) bị khó khăn hơn do khuynh hướng đối kháng với thị trường để bảo vệ quan điểm của họ.
  • Nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cần đến sự năng động (động) để thành công thì trading cần đến sự kiên nhẫn chờ đợi, làm việc trầm tĩnh (tĩnh).
  • Luôn theo đuổi ước mơ và tính kiên quyết có thể tốt để thành công trong lĩnh vực khác, còn nghề trading đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh chóng chấp nhận sai lầm.
  • Nhiều công việc đề cao tính hiệu quả khi làm việc đồng đội nhưng nghề trading đòi hỏi trader phải luôn suy nghĩ và ra quyết định độc lập.
  • Trong khi đa số trader hướng ra bên ngoài để thu nạp các loại kiến thức phân tích thì phần trọng tâm nhất lại là quay vào trong để hiểu chính mình.
  • Người ta thường tham lam khi chọn nghề mà nghề này lại khắc chế sự tham lam. Người ta thường thấy nhàm chán thì thị trường tạo điều kiện để lăng xăng.
  • Khi mọi người nghĩ trading rất phức tạp thì thực tế nó khá đơn giản.
  • Cần giữ kỷ luật chặt chẽ đối với một số nguyên tắc cơ bản trong khi phải ứng phó linh hoạt khi tình huống giao dịch thay đổi.
  • Hoạch định chi tiết có thể tốt trong công việc khác nhưng có thể làm trader mất đi sự linh hoạt trước biến hóa của thị trường.
  • Bạn không cần biết trước thị trường sẽ đi về đâu để thực hiện tốt một giao dịch.
  • Thu gom kiến thức phân tích quá nhiều có thể gây phân vân, khó hòa nhịp với thị trường.
  • Cùng một tình huống thị trường, một trader mới vào nghề có thể giao dịch thắng trong khi một trader lâu năm có thể thua hay không dám giao dịch.
  • Có khi bạn đọc sai xu hướng thị trường nhưng lại thắng và ngược lại.
  • Hai người vào lệnh gần như cùng lúc nhưng có người thắng kẻ thua.
  • Nếu bạn thua trong 70% số giao dịch thì không có nghĩa là bạn sẽ thắng 70% nếu bạn giao dịch theo chiều ngược lại.
  • Khi giao dịch để kiếm tiền nhưng không cần phải nghĩ đến tiền.
  • Trader thành công thường thấy tẻ nhạt trong một nghề được cho là tốc độ cao và đầy áp lực.
  • Người mới chơi mà thua thì tốt hơn là mới chơi mà thắng (bởi vì sẽ kiêu ngạo và thua lớn sau này)…

Các yếu tố hấp dẫn trong nghề Trading.

Ngoài ra, có một điều thú vị là nghề trading rất oái ăm, nó lột trần được bản tính con người ta. Một người chọn nghề trading bởi yếu tố hấp dẫn nào thì thường sẽ phải đối mặt với các khó khăn tương ứng của nó, như vài ví dụ sau:

  • Kiếm nhiều tiền: đây là biểu hiện sự tham lam. Khi đó, bạn dễ mắc lỗi giữ lệnh thắng quá lâu, đến mức nó chuyển thành lệnh thua.
  • Giàu nhanh chóng: đây là biểu hiện thiếu kiên nhẫn. Bạn sẽ thường mắc lỗi ép lệnh vào quá sớm hoặc khi chỉ có tín hiệu yếu.
  • Tiện đi lại, chỉ cần làm việc 2-3 giờ mỗi ngày: đây là biểu hiện sự lười biếng. Bạn sẽ không có thái độ làm việc nghiêm túc để nâng cao hiểu biết về thị trường, không tìm được niềm vui khi làm việc.
  • Sống ở bất kỳ nơi nào: đây là biểu hiện sự thiếu kiên định. Bạn dễ chạy theo cảm xúc, phạm các lỗi giao dịch mang tính gỡ gạc hay đuổi giá.
  • Không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi môi trường (về kinh tế, chính trị, thiên tai,..): đây là biểu hiện của sự sợ hãi. Bạn có khuynh hướng do dự khi vào lệnh, thoát lệnh quá sớm, không giữ được lệnh khi sóng hồi lại.
  • Không cần đầu tư tài sản cố định: điều này cho thấy bạn không gắn bó lâu dài. Bạn dễ thay đổi hệ thống hay phương pháp giao dịch mỗi khi gặp thua lỗ.

Thực ra sự oái ăm kể trên là một minh họa cho thấy điều gì cũng có hai mặt của nó như là một qui luật chung của cuộc sống. Một khi trader hiểu rằng các lý do hấp dẫn để anh ta chọn nghề trading cũng ẩn chứa các chướng ngại tương ứng ngăn cản thành công thì anh ta thấy ra bản tánh của mình để chú trọng đối trị nó theo hướng ngược lại.

nguồn: Đạo trading

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023

Risk:Reward
Risk:Reward Ratio là gì? Tỷ lệ RR trong Forex bao nhiêu là tốt nhất

Nếu bạn đang tìm hiểu về giao dịch forex hay đã là một trader thì chắc chắn đã từng nghe qua Risk:Reward Ratio. Risk:Reward Ratio hay còn gọi là tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là một khái niệm cơ bản trong giao dịch forex. Tỷ lệ này liên quan đến vấn đề quản lý vốn của mỗi trader đồng thời để xác định tính hiệu quả của mỗi hệ thống giao dịch, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận dài hạn. Để hiểu rõ hơn về tỷ lệ này, mời bạn đọc tham khảo qua bài viết này nhé!

Risk:Reward Ratio là gì trong giao dịch Forex?

Tỷ lệ RR được viết đầy đủ là Risk:Reward Ratio, là tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận, hay tỷ lệ lời/lỗ, dừng lỗ (stoploss)/chốt lời(take profit) trong mỗi chiến lược giao dịch của trader.

Hay nói cách khác thì R:R ratio là tỷ lệ giữa mức rủi ro có thể xảy ra so với lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được.

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận trong Forex cho các nhà đầu tư biết được mức lợi nhuận thu được bao nhiêu khi giao dịch thành công và số tiền thua lỗ khi thất bại. Ví dụ, khi thực hiện một giao dịch với tỷ lệ lời/lỗ là 1:5 thì có nghĩa là bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro 1 USD, đổi lại có thể kỳ vọng kiếm được 5 USD lợi nhuận.

Cách tính tỷ lệ RR (Risk:Reward calculator) trong Forex chi tiết

Tỷ lệ lời/lỗ trong Forex có mối liên kết chặt chẽ với việc đặt Stop Loss và Take Profit. Khi tìm kiếm các tín hiệu giao dịch, bạn sẽ phải tìm các vị trí đặt Stop Loss và xác định mức tiềm năng để Take Profit. Dựa vào đó, các trader sẽ tính ra được tỷ lệ Risk/Reward bằng cách chia mức Stop Loss cho mức Take Profit, và đưa ra quyết định rằng tỷ lệ RR như vậy có đáng để mạo hiểm thực hiện giao dịch hay không.

Cụ thể, công thức tính trong Forex như sau:

Risk:Reward Ratio (RR Ratio) = Stop Loss / Take Profit

Trong đó, Stop Loss và Take Profit tương ứng là khoảng cách từ điểm vào lệnh đến các vị trí mà anh em đặt Stop Loss cũng như kỳ vọng Take Profit, và đều được tính theo số pips.

Kết quả RR sẽ được viết dưới dạng 1:2, 1:3, 1:5,… tức là con số đầu tiên luôn là 1, còn con số phía sau sẽ thể hiện rằng mức lợi nhuận có thể đạt được lớn gấp bao nhiêu lần mức rủi ro. Chúng ta chỉ cần nhìn vào số phía sau để đánh giá ngay được tiềm năng lợi nhuận của lệnh giao dịch so với rủi ro.

Ví dụ, bạn thực hiện một lệnh giao dịch và đặt stop loss ở mức 50 pips, cùng với đó là mức take profit tiềm năng khoảng 150 pips. Vậy Risk:Reward Ratio lúc này sẽ là 50/150, hay RR = 1:3

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý trong giao dịch forex?

Điều mà các trader quan tâm nhất có lẽ là việc tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận bao nhiêu là “lý tưởng”. Nếu theo cách tính trên thì có 3 kết quả như sau:

  • Risk > Reward
  • Risk < Reward
  • Risk = Reward

Mục tiêu của nhà giao dịch là khiến cho mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, tức là thu được lợi nhuận cao hơn. Đó là lý do tại sao tỷ lệ lời/lỗ thường là 1:2. Nếu là một trader mới, bạn sẽ được mọi người khuyên là “Tỷ lệ Risk/Reward tối thiểu là 1:2”. Đừng vội tin vào, bởi điều đó thật vớ vẩn. Tỷ lệ Risk/Reward không có quy tắc chắc chắn khi sử dụng, độ rủi ro phụ thuộc vào chiến lược mà nhà đầu tư sử dụng.

Risk/Reward
Risk/Reward

Cách cải thiện tỷ lệ Risk/Reward trong giao dịch Forex

Vậy làm sao để tăng tỷ lệ lời/lỗ chắc hẳn là điều các bạn trader thắc mắc. Dù mỗi chiến lược giao dịch sẽ xác định một tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận riêng, nhưng trong một số trường hợp, các bạn vẫn có thể cải thiện tỷ lệ này tốt hơn.

Một trong số nhiều cách mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn để cải thiện trong giao dịch Forex là tối ưu hóa điểm vào lệnh trong chiến lược giao dịch (nếu có thể). Tuy nhiên muốn có điểm lệnh tốt thì các bạn trader phải mạo hiểm đánh cược.

Ngoài cách trên thì còn hai cách khác để cải thiện tỷ lệ Risk/Reward trong giao dịch Forex đó là:

  •  Tối ưu điểm stop-loss.
  • Tối ưu điểm take-profit.

Ý nghĩa của tỷ lệ RR trong Forex là gì?

Tỷ lệ lời/lỗ giúp chúng ta quản lý vốn và quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả. Với một chiến lược giao dịch, bạn cần quyết định một mức RR phù hợp và chỉ thực hiện các giao dịch khi tín hiệu mang lại tỷ lệ RR bằng hoặc tốt hơn mức RR đó.

Giả sử bạn quyết định thực hiện các giao dịch với tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là 1:1. Anh em thực hiện 100 giao dịch với tỷ lệ chiến thắng 50%, tức là 50 lệnh thắng và 50 lệnh thua. Do Risk/Reward Ratio là 1:1 nên mỗi lệnh thắng được 1 USD thì một lệnh thua bạn cũng mất 1 USD. Vậy kết quả cuối cùng sau 100 lệnh là bạn không có lãi một USD nào cả.

Tuy nhiên, cũng với 50 lệnh thắng và 50 lệnh thua ấy nhưng nếu các giao dịch được thực hiện với tỷ lệ RR là 1:2 thì khác. Mỗi lệnh thua bạn chỉ mất 1 USD, mà mỗi lệnh thắng bạn được 2 USD. Khi đó sau 100 lệnh thì bạn sẽ vẫn có lãi 50 USD.

3 cách để có tỷ lệ RR tốt nhất

Nếu như các trader đang gặp khó khăn vì không thể tìm kiếm các giao dịch với tỷ lệ RR cao, thì hãy lưu ý một số mẹo sau đây để cải thiện điều đó.

  • Giao dịch theo xu hướng – Trend is your friend
  • Giao dịch ở mức Hỗ trợ và Kháng cự tốt nhất
  • Đặt mức cắt lỗ thích hợp

Kết luận

Hy vọng thông qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về Risk:Reward Ratio và nhận định đúng hơn về nó, đồng thời xây dựng được tỉ lệ Risk:Reward hợp lý cho hệ thống giao dịch của mình. Chú bạn thành công!

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023

Pivot point
Pivot point là gì? Cách sử dụng điểm xoay Pivot hiệu quả trong forex

Pivot point – PP (điểm xoay) là giá trị trung bình của các mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch ngay trước đó. Pivot point được sử dụng để xác định được mức kháng cự và hỗ trợ trong phiên hiện tại.

Theo các trader chuyên nghiệp, các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot Point chính là những vùng mà tại đó giá có thể đảo chiều. Tuy nhiên, trên thực tế công cụ này không chỉ xác định điểm đảo chiều mà còn chỉ ra điểm mà giá sẽ tiếp tục theo xu hướng cũ.

Cấu tạo điểm xoay Pivot

Nhìn vào biểu đồ ta sẽ thấy cấu tạo điểm xoay Pivot khá phức tạp nhưng các bộ phận của điểm xoay Pivot lại quen thuộc và rất dễ nhận biết. Theo đó, một điểm xoay Pivot bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Đường chính PP, còn được gọi là điểm xoay Pivot hoặc điểm trục.
  • R1, R2, R3 lần lượt là ba đường kháng cự – Resistance (hay còn gọi là điểm xoay kháng cự) nằm bên trên đường chính PP.
  • S1, S2, S3 là ba đường hỗ trợ – Support (điểm xoay hỗ trợ) nằm bên dưới đường PP.

Pivot point

Tại sao Pivot Point được nhiều trader sử dụng?

Thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng Pivot point để giao dịch forex. Họ cho rằng điểm xoay Pivot là một công cụ cần thiết bởi nó có thể tìm ra điểm đảo chiều hiệu quả. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những ưu điểm của công cụ này trong phần dưới đây:

Ưu điểm của Pivot point:

  • Xác định các ngưỡng giá để tìm ra thời điểm vào và thoát lệnh tiềm năng. Theo đó nếu giá nằm trên đường PP cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và nhà đầu tư nên bán ra hoặc đóng lệnh mua. Ngược lại đường giá nằm dưới điểm xoay PP cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế và nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào hoặc đóng lệnh bán.
  • Bản chất của Pivot point là xác định những đường hỗ trợ và kháng cự. Từ đó giúp các trader phát hiện điểm giá sẽ đảo chiều đảo chiều tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Hoặc tiếp diễn xu hướng ban đầu nếu giá bứt khỏi ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
  • Pivot point là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp các trader phát hiện xu hướng chung của thị trường trong những khung thời gian khác nhau. Các khung thời gian này có thể là 1H, 4H, 1 ngày, 1 tuần hoặc thậm chí là 1 tháng. Cụ thể:

– Điểm Pivot của khung thời gian hàng ngày (daily pivot) sẽ phù hợp với các trader thích xu hướng lướt sóng hay giao dịch ngắn hạn.

– Trong khi, điểm Pivot hàng tuần lại giúp các nhà đầu tư phát hiện ra các mức hỗ trợ và kháng cự chính cho các vị thế lệnh dài hạn. Bởi các mức giá của Pivot point sẽ được cố định cho đến khi bắt đầu phiên giao dịch của tuần tiếp theo

Pivot point

Hạn chế của Povit:

Không một công cụ nào chỉ gồm toàn ưu điểm. Bên cạnh những lợi ích to lớn, Pivot point cũng ẩn chứa những hạn chế nhất định như sau:

  • Khi giá cao nhất và giá thấp nhất của khung thời gian trước đó quá gần nhau, các tín hiệu phát ra sẽ thường là tín hiệu giả.
  • Khi khoảng cách giữa giá cao nhất và thấp nhất của khung thời gian trước đó quá rộng, Pivot point thường không thể cho tín hiệu giá ở các khung thời gian sau. 
  • Rất khó để xác định điểm cắt lỗ khi mức chênh lệch giữa đường hỗ trợ và kháng cự biến đổi tương đối mạnh. Nếu sử dụng Pivot point để cắt lỗ sẽ không đảm bảo mức tỷ lệ chuẩn R:R (rủi ro : lợi nhuận).

Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên Tradingview

Việc cài đặt Pivot Point TradingView cũng rất đơn giản. Đầu tiên, hãy mở giao diện “Biểu đồ” trên TradingView của mình lên, sau đó thực hiện như sau:

Pivot point

Sau khi thêm indicator Pivot Point, đồ thị của bạn sẽ hiển thị như thế này:

Pivot point

Cách giao dịch với Pivot 

Phương pháp giao dịch với Pivot point được đánh giá là hiệu quả cao và khá đa dạng. Đó là những cách như thế nào thì mời bạn đọc tham khảo ngay trong phần dưới đây của chúng tôi.

1. Giao dịch trong range (phạm vi)

Đây là phương pháp giao dịch đơn giản nhất, theo đó các nhà đầu tư sẽ sử dụng điểm Pivot như một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thông thường.

Thực tế, pivot point là điểm mà giá đã chạm tới mức hỗ trợ và kháng cự nhưng sau đó lại đảo chiều quay ngược trở lại. Nếu càng nhiều lần giá dao động như vậy chứng tỏ mức retest càng mạnh và đây được coi là tín hiệu tốt để giao dịch.

Pivot point

  • Khi giá di chuyển gần đến mức kháng cự, bạn vào lệnh SELL và đặt cắt lỗ ngay phía trên đường kháng cự.
  • Khi giá tiến lại gần mức hỗ trợ, bạn vào lệnh BUY và đặt cắt lỗ ngay dưới mức hỗ trợ này.

2. Giao dịch theo điểm phá vỡ (breakout)

Từ hình minh họa trên, các bạn có thể tham khảo chiến lược giao dịch với điểm đột phá như sau:

  • Đặt lệnh BUY khi giá vừa phá vỡ mức kháng cự R1, sau đó có thể đặt cắt lỗ tại vị trí ngay dưới R1.
  • Sau khi phá vỡ mức kháng cự R3, thời điểm giá đảo chiều là cơ hội tốt để các nhà đầu tư vào lệnh SELL như trong hình.

Pivot point

Ngoài ra, các trader có thể dùng các mức kháng cự hoặc hỗ trợ của điểm pivot kế tiếp làm điểm take profit (chốt lời) cho giao dịch hiện tại.

Trường hợp giá sẽ break out qua tất cả các đường pivot là rất khó, trừ khi có một tin tức bất ngờ hoặc một sự kiện kinh tế-chính trị gây ảnh hưởng lớn xảy ra.

3. Giao dịch theo đường PP trung tâm

  • Vào lệnh BUY nếu giá vượt qua đường PP và tiếp tục đi lên.
  • Bạn vào lệnh SELL nếu giá giảm xuống cắt qua đường PP.

Pivot point

Chiến lược đơn giản nhưng đồng nghĩa cũng sẽ có rủi ro lớn. Tương tự như giao dịch breakout, nhiều khi bạn hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng nhưng nó lại quay đầu giảm xuống dưới.

Một số lưu ý khi sử dụng Pivot point

Mặc dù Pivot Point là một công cụ khá đơn giản để áp dụng, nhưng để đạt được hiệu quả tối đa, nhà đầu tư cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Các cột mốc P, S và R sẽ luôn thay đổi theo thời gian, các phiên giao dịch. Các mốc sau sẽ chuẩn xác hơn hơn các mốc cũ, vì dữ liệu “out of date”.
  • Tương tự như như nhiều indicator khác, dấu hiệu mà Pivot Point đưa ra trên khung thời gian cao hơn sẽ chuẩn xác hơn. Bởi vì, ở khung thời gian thấp, dữ liệu đầu vào của indicator đã bị nhiễu nên dấu hiệu ra cũng có phần thiếu chuẩn xác hơn.
  • Không nên dùng indicator Pivot Point một cách riêng lẻ. Nếu đơn giản nhất, bạn cũng nên dùng chung với Price Action hoặc dùng chung thêm các indicator khác để xác nhận dấu hiệu.
  • Luôn luôn ghi nhớ rằng, dấu hiệu mà Pivot Point đưa ra chỉ mang tính nghiên cứu.

Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu qua cho bạn Pivot Point là gì ? cũng như cách giao dịch sau cho hiệu quả nhất. Nếu là trader ít kinh nghiệm, tốt nhất bạn đừng nên giao dịch quá nhiều mà hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi muốn sử dụng một công cụ hay chỉ báo nào đó. Chúc bạn giao dịch thành công.

Nhóm ZALO Forex :   https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :   https://t.me/nfttradeforex2023

thanh khoản trong SMC
Thanh khoản là gì? các kiểu thanh khoản trong SMC

Thanh khoản là một khái niệm thường bị hiểu nhầm và sử dụng sai trong giao dịch. Hầu hết các nhà giao dịch nhỏ lẻ quên rằng bản thân chúng ta là thanh khoản và họ (Smart Money – Big Boys) đang săn Stop Loss của chúng ta. Vậy thì chúng ta xác định thanh khoản như thế nào trong khi bản thân chúng ta chính là thanh khoản của thị trường?

Vì thế, chúng ta nên xác định rằng mình không thể lường trước chính xác các đợt quét thanh khoản hay săn SL, chúng ta chỉ có thể phản ứng khi đã nhận diện được và đi theo chúng.

Khái niệm thanh khoản trong SMC là một nội dung vô cùng quan trọng cần phải nhấn mạnh, đòi hỏi trader cần phải tuân thủ. Các hình thái của thanh khoản có thể bao gồm trendline, hai đỉnh/đáy, các đỉnh/đáy cao tương đương (EQH, EQH), và đương nhiên là các Order Block mà không có sự hiện diện của thanh khoản ở bên dưới nó (đối với Bearish Order Blocks) hoặc ở bên trên OB (đối với Bullish Order Blocks). Rõ ràng , việc chọn sai Order Blocks sẽ dẫn đến việc chính Order Blocks đó là thanh khoản và chúng sẽ bị quét qua.

Các kiểu thanh khoản – types of liquidity

Equal highs and lows (EQH/EQL)

EQH/EQL được xem là vùng có thanh khoản lớn bởi vì các nhà giao dịch nhỏ lẻ theo Price Action (PA) sẽ dễ dàng nhận diện được các vùng giá này và họ cho đó là kháng cự và hỗ trợ, và thuật toán của Smart Money có thể giúp họ quét qua chúng trước khi giá di chuyển theo hướng ban đầu của thị trường.

Ví dụ về EQH/EQL Liquidity
Ví dụ về EQH/EQL Liquidity

Thanh khoản dạng trendline – Trendline Liquidity

Trendline ở đây đóng vai trò như là một “hỗ trợ” đối với các lệnh (BUY) còn sót lại bên dưới chúng. Hầu hết các trader Falcon áp dụng kiểu thanh khoản này và thuật toán của Smart Money phát hiện ra chúng (sự tồn tại thanh khoản tại Trendline) và đôi khi tác động để giá hình thành nên một cấu trúc bên trong và rồi quét qua để lấy thanh khoản.

Ví dụ về Trendline Liquidity
Ví dụ về Trendline Liquidity

Structural Liquidity (Internal and External liquidity) – Thanh khoản dạng cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài

Đến đây thì khái niệm này có vẻ như không còn xa lạ nữa. Chính là, ngay cả một vùng giá đã hình thành cấu trúc một cách rõ ràng vẫn có thể là một vùng liquidity, một khi cấu trúc trong khung thời gian lớn hơn nó đã được hình thành, và giá cả sẽ có xu hướng di chuyển theo cấu trúc của khung thời gian lớn hơn, cấu trúc nhỏ lúc đó chỉ còn là thanh khoản cho đường giá trong khung thời gian lớn di chuyển. chúng ta có hai kiểu thanh khoản cấu trúc là thanh khoản cấu trúc bên trong và thanh khoản cấu trúc bên ngoài.

Thanh khoản kiểu cấu trúc bên trong – Internal Structure Liquidity

Chúng ta đều biết rằng cấu trúc có tính đồng dạng (fractal) và chuyển động zigzag, và mỗi nhịp sóng của nó có một đoạn cấu trúc nhỏ bên trong nó, và một khi cấu trúc của khung thời gian lớn đã được định hình (theo ý đồ của bigboys), cấu trúc khung thời gian nhỏ hơn sẽ trở thành thanh khoản và điểm Swing High và Swing Low của cấu trúc bên trong là vùng giá buy / sell stop còn để ngỏ. Và thuật toán của Smart Money sẽ target các Swing High và Swing Low của cấu trúc bên trong như là việc thử nghiệm vùng bán (test the premium) để downtrend hoặc thử nghiệm vùng mua (test the discount) để uptrend, hình thành nên một phạm vi giá mới.

Ví dụ minh họa về cấu trúc giảm đã được hình thành của D1 và cấu trúc bên trong của H4 bị quét qua để giá test vùng premium của phạm vi giới hạn khung ngày.​
Ví dụ minh họa về cấu trúc giảm đã được hình thành của D1 và cấu trúc bên trong của H4 bị quét qua để giá test vùng premium của phạm vi giới hạn khung ngày.​
Ví dụ minh họa về phá vỡ trên khung ngày, khi đó cấu trúc swing low của H4 bị phá vỡ, đóng vai trò là thanh khoản của thuật toán.​
Ví dụ minh họa về phá vỡ trên khung ngày, khi đó cấu trúc swing low của H4 bị phá vỡ, đóng vai trò là thanh khoản của thuật toán.​

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn nhận diện các điểm Swing cấu trúc bên trong:

  • Cấu trúc khung W1 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc Monthly.
  • Cấu trúc khung Daily là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc W1.​
  • Cấu trúc khung H4 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc Daily.​
  • Cấu trúc khung H1 là một phạm vi giá bên trong của cấu trúc H4.​

Thanh khoản cấu trúc bên ngoài – External Structure Liquidity

Các đỉnh đáy yếu trên đường giá là các vùng giá thanh khoản bên ngoài và thuật toán của Smart Money có thể nhắm đến một khi thanh khoản bên trong đã bị xử lý. Vì vậy, phạm vị cấu trúc bên ngoài là các đỉnh đáy yếu ngược hướng với xu hướng chính hoặc các đỉnh đáy đã thất bại trong việc phá vỡ các đỉnh đáy mạnh.

Một số mô hình thanh khoản phổ biến
Một số mô hình thanh khoản phổ biến

Tổng kết

Bên trên là một vài mẫu hình thanh khoản thường gặp ở SMC, để cho ra kết quả giao dịch tốt nhất bạn cần kết hợp thêm các chỉ báo, mô hình nến,… Chúc bạn giao dịch thành công!

Nguồn: tradewithfx

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023

smc
Phương pháp SMC (Smart Money Concept) là gì? Cách sử dụng phương pháp SMC trong Forex

Smart Money Concept, viết tắt là SMC hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt đó là phương pháp giao dịch theo đồng tiền thông minh. Khái niệm Smart Money ở đây không ám chỉ một ý nghĩa đơn thuần về sự thông minh nào đó của dòng tiền. Mà ý nghĩa thật sự mà nó muốn nói đến chính là những nguồn tiền giao dịch có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Cụ thể là nguồn tiền do các ngân hàng trung ương thế giới, các quỹ đầu tư lớn, các tổ chức gồm nhiều những nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch trên thị trường.

Hiểu đơn giản, nếu chúng ta biết và nắm bắt được những cách thức, thời điểm ra vào lệnh của những nhà tạo lập thị trường này và giao dịch theo họ thì nguồn lợi nhuận có được sẽ to lớn đến mức nào. Đây là lý do phương pháp nghiên cứu về cách thức giao dịch của dòng tiền thông minh ra đời và có tên gọi là Smart Money Concept.

Lý thuyết phương pháp SMC (Smart Money Concept)

Smart Money Concept không chỉ là một phương pháp giao dịch mà nó còn được xem là một triết lý hoàn chỉnh về cách thị trường hoạt động. Về cơ bản, SMC nói rằng các nhà tạo lập thị trường (Ngân hàng trung ương thế giới, các tổ chức quỹ lớn,…) là những cá mập thao túng giá cả và gây ra những biến động của thị trường.

Là một trader giao dịch theo trường phái SMC, bạn cần cố gắng hình tượng và mô hình hóa chiến lược giao dịch của mình dựa trên cách mà các nhà tạo lập thị trường này giao dịch. Do đó, khi đưa ra quyết định giao dịch, điều mà nhà đầu tư SMC cần xem xét đó chính là quy luật cung – cầu và cấu trúc thị trường. Bạn có thể tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình và đạt được kết quả tốt hơn trên thị trường.

Các khái niệm và thuật ngữ của phương pháp SMC

Để hiểu hơn về phương pháp giao dịch này, chúng tôi sẽ đưa ra một số khái niệm thường được sử dụng trong SMC.

Order block

Order block là một vùng có khối lượng giao dịch lớn trên biểu đồ được biểu thị là một cây nến có thân lớn tăng hoặc giảm mạnh thoát ra khỏi một vùng. Những khối này được tạo ra bởi một khối lượng lớn lệnh đặt mua hoặc đặt bán của những ngân hàng lớn, những quỹ đầu tư hoặc những nhà tạo lập thị trường tạo ra.

Order block
Order block

BOS (Break Of Structure)

BOS là viết tắt của “Break Of Structure”, có thể hiểu đơn giản là sự phá vỡ cấu trúc giá trên biểu đồ, thường là phá vỡ một mức giá kháng cự hoặc hỗ trợ để tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm. BOS là một trong những tín hiệu quan trọng trong SMC để xác nhận một xu hướng được tiếp diễn.

BOS (Break Of Structure)

CHoCH (Change Of Character)

CHoCH là viết tắt của Change Of Character, được hiểu đơn giản là sự thay đổi tính chất của giá. Về cơ bản thì CHoCH cũng giống BOS, nhưng nó được sử dụng để đánh dấu sự thay đổi trong xu hướng, còn BOS thường là xác nhận xu hướng tiếp tục.

CHoCH (Change Of Character)

Liquidity (Thanh khoản)

Bạn đã bao giờ cho rằng nhận định của mình là đúng nhưng bị stop loss bởi một râu nến quét qua chưa? Điều này xảy ra một cách có hệ thống và lặp đi lặp lại. Đó là cách là các cá mập tài chính săn mồi của những nhà đầu tư giao dịch theo những phương pháp thông thường như giao dịch theo trendline, mô hình giá.

Hai mẫu hình thanh khoản thường gặp trên trên thị trường đó là Equal High và Equal Low.

  • Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)

Giá sẽ quét stop loss của một số nhà giao dịch khi họ đặt lệnh ở vùng supply sau đó giá chạm vào vùng order block và tiếp tục xu hướng giảm của thị trường.

Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)
Equal High (hai hoặc nhiều đỉnh bằng nhau)
  • Equal Low (hai hoặc nhiều đáy bằng nhau)

Giá tương tự sẽ quét stop loss của một số nhà giao dịch khi họ đặt lệnh ở vùng demand sau đó giá chạm vào vùng order block và tiếp tục xu hướng tăng của thị trường.

Mô hình thanh khoản hai đáy bằng nhau – Equal Low
Mô hình thanh khoản hai đáy bằng nhau – Equal Low

Imbalance

Imbalance là một vùng mất cân bằng của thị trường và trong tương lai giá có xu hướng sẽ hồi về vùng này để lấp đầy những thanh khoản mà trước đó nó đã để lại.

Cách xác định vùng mất cân bằng này là dựa vào khoảng trống được tạo ra giữa giá cao nhất của nến 1 và giá thấp nhất nến 3 đối với xu hướng tăng. Đối với xu hướng giảm thì cũng xác định tương tự nhưng ngược lại.

Ví dụ cách xác định vùng Imbalance – Vùng mất cân bằng trên biểu đồ thực tế
Ví dụ cách xác định vùng Imbalance – Vùng mất cân bằng trên biểu đồ thực tế

Cách sử dụng phương pháp SMC (Smart Money Concept) trong Forex

Có 2 cách vào lệnh cơ bản theo phương pháp SMC là Risk Entry và Confirmation Entry.

Risk Entry (Vào lệnh rủi ro)

Bạn sẽ vào lệnh ngay khung thời gian chính sau khi phân tích. Ví dụ: khung thời gian chính mà bạn dùng đó là H4 thì sau khi phân tích bạn có thể vào lệnh ngay ở khối order block.

Mô hình Risk Entry
Mô hình Risk Entry
Cách vào lệnh trên biểu đồ thực tế
Cách vào lệnh trên biểu đồ thực tế

Confirmation Entry (Vào lệnh chờ xác nhận)

Khác với cách vào lệnh ở trên thì confirmation entry sẽ an toàn hơn vì trước khi vào lệnh, bạn cần phải có thêm một bước xác nhận ở khung thời gian nhỏ hơn.

Ví dụ: bạn dùng khung thời gian chính là H4 để phân tích xu hướng chính thì sau khi giá chạm vào Order block của H4, chúng ta sẽ chờ cho đến khi có xác nhận đảo chiều ở khung thời gian nhỏ hơn là M15 thì lúc đó chúng ta mới vào lệnh.

Giá chạm vào khối Order block của khung H4
Giá chạm vào khối Order block của khung H4
Sau khi giá chạm Order block H4, chờ tín hiệu CHoCH đảo chiều của khung nhỏ hơn là khung M15
Sau khi giá chạm Order block H4, chờ tín hiệu CHoCH đảo chiều của khung nhỏ hơn là khung M15

Ưu và nhược điểm của phương pháp SMC là gì?

Ưu điểm

  • SMC giúp dự đoán xu hướng chính của thị trường bằng cách theo dõi hoạt động của nhà tạo tập thị trường, giúp tăng khả năng thành công và giảm thiểu rủi ro.
  • SMC cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động giao dịch của nhà tạo lập thị trường, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố chính ảnh hưởng đến những diễn biến giá trên thị trường và đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
  • Dễ dàng áp dụng mà không cần sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật phức tạp, phù hợp cho nhà đầu tư mới tiếp cận và hiểu được phương pháp này.

Nhược điểm

  • Không thích hợp cho tất cả các thị trường tài chính, đặc biệt là các thị trường vốn đang phát triển và ít người tham gia.
  • Phương pháp SMC yêu cầu kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên sâu về bản chất thị trường để có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả.
  • Phương pháp SMC dựa trên giả thuyết về các hoạt động của các cá mập tạo lập thị trường, khiến cho phương pháp này mơ hồ và không chắc chắn, dẫn đến rủi ro trong giao dịch nếu nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm phân tích.

Kết luận

Phương pháp Smart Money Concept đang là một hệ thống giao dịch rất được ưa chuộng trên thế giới. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này hiệu quả, các nhà đầu tư cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu trong việc đọc mô hình và phân tích hành động giá.

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023

mô hình giá
10 mô hình giá hiệu quả trong giao dịch forex

Mô hình giá là một mẫu hình mà tại đó các mức giá di chuyển theo một quy luật nào đó. Khi nối các điểm giá lại sẽ được các biểu đồ hình đặc biệt như: mô hình vai đầu vai, mô hình 2 đáy, 3 đáy…

Các mô hình giá trong forex cung cấp bức tranh toàn cảnh về cung và cầu trên thị trường. Mô hình giá đem đến cho chúng ta biết về những thay đổi trước đó của thị trường cùng với đó là cuộc chiến khốc liệt giữa phe mua và phe bán. Quan trọng nhất, các mô hình giá giúp xác định phe nào là phe chiến thắng. Từ đó cũng có thể giúp các trader có cơ hội giao dịch thành công hơn.

Tại sao trader cần quan tâm đến mô hình giá?

Mô hình giá được các trader sử dụng rất thường xuyên khi phân tích thị trường. Nguyên nhân là phương pháp này mang lại rất nhiều lợi thế cho trader khi giao dịch.

  • Việc đi tìm lời giải cho bài toán của thị trường sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công. Trong đó, mô hình giá chính là một trong những phương pháp giúp bạn tìm ra xu hướng chính của thị trường và đón đầu xu thế.
  • Đối với những nhà đầu tư mới thì việc sử dụng các chỉ báo sẽ rất khó để tiếp cận. Nhưng với các mô hình giá thì chỉ việc quan sát biểu đồ giá mà thôi. Nhờ vậy mà nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng tiếp cận thị trường.

 Các mô hình giá quan trọng trong forex

Trong phân tích kỹ thuật forex có rất nhiều mô hình giá khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình giá thường được chia thành 2 dạng sau: Mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn.

1. Các mô hình giá đảo chiều

Mô hình giá đảo chiều là những mô hình cho tín hiệu xu hướng giá hiện tại có thể sẽ thay đổi từ giảm sang tăng hoặc từ tăng sang giảm.

Tuy nhiên, việc đảo chiều xu hướng không diễn ra ngay lập tức mà nó sẽ có một khoảng thời gian “giằng co” giữa bên mua và bên bán. Sau đây là một số mô hình giá đảo chiều quan trọng nhất định phải biết:

  • Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai ( Head And Shoulders) báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai. Mô hình vai đầu vai có 1 đỉnh gọi là vai phải. Tiếp đến là 1 đỉnh cao hơn gọi là điểm đầu. Cuối cùng mô hình này kết thúc bằng 1 đỉnh thấp hơn gọi là vai trái.

Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai gồm có 2 loại là:.

– Mô hình vai đầu vai thuận dùng để báo hiệu giá có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm. 

– Mô hình vai đầu vai ngược xuất hiện báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng

  • Mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy (Double Bottom) thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và báo hiệu thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình hai đáy có hình dạng gần giống với chữ “W”. Có nghĩa là giá của thị trường sẽ dần giảm xuống đáy thứ nhất sau đó giá sẽ có xu hướng phục hồi cao hơn một chút trước khi giảm giá và tạo thành đáy thứ 2. Sau khi thị trường tạo đáy 2 giá sẽ không giảm xuống nữa mà tiếp tục tăng.

Mô hình 2 đáy

  • Mô hình 3 đáy

Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) giúp thể hiện xu hướng đảo chiều của thị trường. Mô hình này bao gồm 3 đáy có hình dạng tương tự như 3 chữ V ghép lại với nhau đi kèm với đó là 2 đỉnh có dạng chữ A. Cuối cùng của mô hình 3 đáy là một điểm breakout (điểm đột phá) nằm bên trên đường kháng cự. 

Mô hình 3 đáy

Mô hình 3 đáy này thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Thời điểm breakout khỏi đường kháng cự chính là thời điểm đẹp nhất để nhà đầu tư vào lệnh Buy.

  • Mô hình 2 đỉnh

Mô hình hai đỉnh (hay còn có tên gọi khác là Double Top). Mô hình giá này có hình dạng giống chữ M, xuất hiện trong xu hướng tăng và báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm.

Trong xu hướng tăng, khi giá thị trường đi lên gặp vùng kháng cự mạnh mà giá không vượt qua được, giá tạo một nhịp giảm và hình thành nên một đỉnh. Tiếp theo giá không thể vượt qua được đường hỗ trợ quay ngược đầu tăng tạo thành một đáy. Tương tụ khi gặp kháng cự giá sẽ lại quay đầu giảm để tạo đỉnh thứ 2. Sau cùng có một điểm breakout vượt khỏi đường hỗ trợ sẽ báo hiệu mô hình 2 đỉnh hoàn thành và đây sẽ là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư thực hiện bán ra.

Mô hình 2 đỉnh

  • Mô hình 3 đỉnh

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) xuất hiện trong một xu hướng tăng báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này có hình dạng như 3 ngọn núi xếp liền nhau. Các đỉnh của mô hình này thường cao gần bằng nhau đồng thời xen kẽ giữa các đỉnh là 2 đáy tạm thời. 

Mô hình này thường được hình thành trong khoảng thời gian dài. Trong khoảng thời gian trước khi xuất hiện đỉnh thứ ba, mô hình 3 đỉnh này có hình dạng trông khá tương đồng với mô hình 2 đỉnh. 

Mô hình 3 đỉnh

Tuy nhiên điểm đặc biệt của mô hình 3 đỉnh là dấu hiệu thị trường sẽ mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 đỉnh. Thậm chí nhiều trader dày dặn kinh nghiệm đều cho rằng độ chính xác của mô hình 3 đỉnh chỉ xếp sau độ chính xác của mô hình đầu vai.

  • Mô hình kim cương

Mô hình kim cương (Diamond Top). Mô hình này được tạo nên bởi 2 hình tam giác hợp lại có hình dạng gần giống như viên kim cương. Mô hình kim cương xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu sự đảo chiều từ tăng sang giảm. 

Mô hình kim cương

Mô hình kim cương có hai đường hỗ trợ bên dưới và hai đường kháng cự bên trên tạo nên mức đỉnh và mức đáy. Sau khi giá giảm và phá vỡ cạnh bên phải của hình thoi là dấu hiệu đảo chiều mạnh mẽ và nhà đầu tư có thể vào một lệnh Sell để kiếm lời.

2.  Các mô hình giá tiếp diễn

Mô hình giá tiếp diễn là những mô hinh đưa ra tín hiệu xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục. Duới đây là một số mô hình giá tiếp diễn phổ biến trong forex.

  • Mô hình nêm

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) thường xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình nêm báo hiệu giá có thể đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó. Cấu tạo của mô hình cái nêm thường bao gồm hai đường hỗ trợ bên dưới và đường kháng cự bên trên. Cuối cùng đường dốc lên hoặc dốc xuống hội tụ tại một điểm tạo thành hình cái nêm hoàn chỉnh.

Có hai loại mô hình nêm là: mô hình nêm tăng (Rising Wedge) và mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

Mô hình nêm

  • Mô hình tam giác

Mô hình tam giác (Triangel) cho thấy cả phe mua và bán đều không quyết liệt trong cuộc chiến giành quyền áp đảo giá cả thị trường. Đây là báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng.

Có ba loại mô hình tam giác chính: Mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm. M ỗi mẫu hình sẽ có những ý nghĩa riêng giúp trader dễ dàng tham gia vào thị trường.

Mô hình tam giác

  • Mô hình chữ nhật

Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) xuất hiện khi giá bị kìm hãm giữ 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Đây là giai đoạn tạm dừng đấu đá của phe mua và phe bán đồng thời thể hiện sự tích luỹ về giá trước khi tiếp tục theo xu hướng ban đầu. 

Mô hình chữ nhật

  • Mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ (Flag) cho thấy dấu hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm trên thị trường. Mô hình này khá giống với mô hình chữ nhật là giá nằm giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song nhau. Tuy nhiên, mô hình này có thêm phần cán cờ có xu hướng ngược so với phần lá cờ.

Mô hình lá cờ

  • Mô hình cờ đuôi nheo

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) được hình thành sau một xu hướng mạnh. Đây chính là kết quả theo sau một đợt tích lũy ngắn, trước khi giá của thị trường tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu. Mô hình cờ đuôi nheo được nhiều nhà giao dịch sử dụng để được dự đoán xu hướng giá tiếp theo của thị trường. 

Mô hình cờ đuôi nheo

  • Mô hình cốc và tay cầm

Mô hình giá cốc và tay cầm (Cup and Handle) thường xuất hiện trong một xu hướng tăng và báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng. Ngoài ra, mẫu hình này có thể xuất hiện trong một xu hướng giảm và báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng. 

Mô hình cốc và tay cầm

Lưu ý khi sử dụng mô hình giá

Mô hình giá là điều mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua nếu muốn đầu tư sinh lời. Tuy nhiên khi sử dụng mô hình giá trong forex các nhà đầu tư cần nên lưu ý một số điều sau để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

  • Thời điểm tốt nhất để giao dịch với mô hình giá chính là tại điểm breakout hoặc khi giá quay lại test đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Do đó, khi giao dịch cần phải kiên nhẫn chờ đợi mô hình giá hình thành và có điểm xác nhận.
  • Các chỉ báo kỹ thuật là công cụ vô cùng quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra những nhận định và đánh giá trong chiến lược của mình. Do đó, nhà đầu tư nên áp dụng kết hợp với mô hình giá để đưa ra những lựa chọn tốt nhất.

Tổng kết

Trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu với các bạn các mô hình giá trong forex phổ biến nhất và những lưu ý khi sử dụng các mô hình giá. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về mô hình giá đồng thời giúp bạn lựa chọn loại mô hình giá phù hợp.

Nhóm ZALO Forex :      https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :      https://t.me/nfttradeforex2023

Đường xu hướng Trendline
Trendline là gì? Cách vẽ đường Trendline chính xác trong giao dịch

Trendline hay còn được gọi với cái tên là đường xu hướng, được xác định dựa vào các đỉnh và đáy của giá. Theo đó, trendline chính là một đường thẳng được nối giữa đỉnh – đỉnh, đáy – đáy.

Mục đích của đường trendline là dựa vào giá trong quá khứ để xác định xu hướng của giá trong tương lai. Ngoài ra, đường trendline cũng đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự giúp nhà đầu tư tìm ra điểm vào lệnh.

Các loại đường xu hướng

Hiện tại, theo tìm hiểu thì trong thị trường forex có 3 dạng đường xu hướng phổ biến. Mỗi đường trendline sẽ mang đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đường xu hướng tăng (UpTrend)

Đường xu hướng tăng có đáy sau cao hơn đáy trước. Khi nối các đáy sẽ tạo nên đường thẳng hướng từ dưới lên trên. Tại đường xu hướng tăng, khi giá chạm vào sẽ bật trở lại nên còn được coi là đường hỗ trợ.

  • Đường xu hướng giảm (DownTrend)

Đường xu hướng giảm có đỉnh sau thấp hơn đỉnh giá trước. Khi nối các đỉnh sẽ tạo nên đường thẳng dốc từ trên xuống dưới. Trên đường xu hướng tăng, khi giá chạm vào sẽ bật ngược trở lại nên sẽ được coi là đường kháng cự. 

Đường xu hướng Trendline

  • Đường xu hướng nằm ngang (Sideway)

Thời điểm này giá không có nhiều biến động nên các đỉnh và đáy thường đi ngang (sideway). Khi nối các đỉnh và đáy chúng ta sẽ được một đường thẳng nằm ngang. Thời điểm này thị trường rất im ắng nên nhà dầu tư không nên giao dịch.

Tuy nhiên, thực tế chỉ có đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm là phổ biến. Bởi thị trường luôn biến động nên không có nhiều trường hợp giá sẽ đi ngang.

Cách xác định đường Trendline

Cách xác định đường trendline khá đơn giản và bạn chỉ cần tìm ra ít nhất 2 đỉnh, 2 đáy và nối chúng lại với nhau.

Ví dụ:

Đường xu hướng Trendline

  • Đối với xu hướng tăng thì chỉ cần chọn ít nhất 2 đáy rồi nối lại với nhau. Lưu ý là đáy sau phải cao hơn đáy trước.
  • Đối với xu hướng giảm thì bạn lại chọn ra ít nhất 2 đỉnh trong đó đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước rồi nối lại.
  • Đối với xu hướng ngang cũng tương tự. Hãy chọn ít nhất 2 đỉnh 2 hoặc 2 đáy ngang nhau để nối lại.

Một số lưu ý khi sử dụng Trendline

Trendline là một trong quá trình xu hướng cơ bản và quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các bạn cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây để việc sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Cần ít nhất hai đỉnh hoặc đáy để vẽ một đường trendline hợp lệ nhưng cần tối thiểu 3 đáy hoặc đỉnh để tạo nên một đường xu hướng.
  • Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng lớn.
  • Giống như các mức hỗ trợ và kháng cự, các đường xu hướng trở nên mạnh hơn khi giá chạm nhiều lần nhưng không bị phá vỡ.
  • Và quan trọng nhất, không có một khuôn khổ nào quy định chính xác cách vẽ đường xu hướng. Có nhiều nhà đầu tư vẽ đường xu hướng theo giá đóng nến, giá mở nến, nến cao, nến thấp.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin quan trọng về đường xu hướng Trendline. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu Trendline là gì, cách vẽ đường trendline cũng như sử dụng chúng.

Nhóm ZALO Forex :   https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :   https://t.me/nfttradeforex2023

EMA là gì
Đường EMA là gì ? Cách sử dụng EMA hiệu quả trong giao dịch

Đường EMA (Exponential Moving Average) là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ theo các biến động giá gần nhất.

Tương tự như đường SMA , đường EMA là công cụ dùng để đo xu hướng giá trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, trong khi đường SMA chỉ tính trung bình dữ liệu giá của các phiên đã đóng cửa thì đường EMA dùng nhiều hơn dữ liệu hiện tại nên tính nhạy cảm và theo dõi giá tốt hơn.

Đường EMA như một “cảm biến tự động” dịch chuyển theo xu hướng giá – tức là giá lên hay xuống thì EMA sẽ đi theo. Chính vì vậy, đường EMA trở thành công cụ giải quyết được các vấn đề cụ thể như:

  • EMA trở thành kháng cự, hỗ trợ động giúp nhà đầu tư xác định thời điểm cắt lỗ hay chốt lời.
  • EMA là công cụ xác định xu hướng về giá.

Các đặc điểm của đường trung bình EMA

Đường trung bình EMA có các đặc điểm nổi bật như sau:

  • EMA dùng nhiều dữ liệu mới, luôn cập nhật dữ liệu nên theo kịp xu hướng giá. Nếu so sánh với các loại đường MA thì EMA nổi bật hơn về ưu điểm này.
  • Độ dốc của đường EMA được xem là dấu hiệu để nhà đầu tư biết giá đang đi lên hoặc giảm sâu. Thông qua đó hỗ trợ nhà đầu tư xác định được thời điểm giao dịch tốt nhất.
  • Đường EMA dài hạn thường đưa ra dự báo khá chính xác, ít bị sai lệch. Trong khi đó đường EMA ngắn hạn có thể hỗ trợ nhà đầu tư biết xu hướng giá (trừ trường hợp “bẫy” dữ liệu).
  • Đường EMA hỗ trợ xác định giá ở những dữ liệu gần nhất, giúp định hình đường đi của giá trong tương lai.

Lưu ý:

Khi tìm hiểu những khái niệm đường EMA là gì cùng đặc điểm của công cụ này chúng ta cần ghi nhớ thêm một số “mặt trái” như sau:

  • EMA nhạy cảm hơn so với sự biến động của giá, chính vì thế đây là “con dao hai lưỡi”. Một mặt, EMA giúp bạn xác định xu hướng giá nhanh hơn đường SMA, mặt khác EMA sẽ có nhiều thay đổi khó đoán hơn.
  • Nhà đầu tư dùng đường EMA để xác định xu hướng giá, từ đó giao dịch mua bán. Ví dụ, khi EMA tăng và giá giảm xuống gần hoặc ngay dưới EMA thì nhà đầu từ có thể mua. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tránh “bẫy dữ liệu”.
  • Tất cả các đường MA, bao gồm đường EMA, không được thiết kế để xác định giao dịch ở đáy và đỉnh chính xác. Đường MA có thể giúp nhà đầu tư giao dịch theo hướng chung của xu hướng giá, nhưng có độ trễ tại các điểm vào và ra. Đường EMA có độ trễ ngắn hơn đường SMA với cùng khoảng thời gian.

Cách sử dụng đường EMA hiệu quả tối ưu nhất

Qua các phần bài viết ở trên chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng đường EMA hiệu quả sẽ tùy thuộc vào từng chiến lược, thời điểm lẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở góc nhìn tổng quát các nhà đầu tư nên áp dụng cách sử dụng đường EMA như sau.

Giao dịch dựa theo độ dốc đường EMA để xác định xu hướng giá

Với đường trung bình động lũy thừa EMA thì độ dốc là điểm quan trọng nhất mà nhà đầu tư khi phân tích kỹ thuật cần phải đặc biệt quan sát và theo dõi sát sao.

Bởi vì độ dốc đường EMA phản ánh quán tính thay đổi của giá thị trường, từ đây nhà đầu tư sẽ xác định xu hướng giá và đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Nhà đầu tư nên chú ý khi đường EMA rơi vào ba trường hợp như sau:

Xu hướng tăng nên mua – Đường EMA dốc lên

Quan sát thấy đường EMA tăng lên, khi đó xu hướng giá cũng đang tăng, lúc này nhà đầu tư chỉ nên chọn giao dịch mua. Thời điểm tốt nhất để đặt lệnh mua đó là khi đường giá giảm xuống gần chạm đường trung bình động luỹ thừa EMA.

Đường EMA dốc lên
Đường EMA dốc lên

Nếu bạn đang ở vị thế mua, bạn hãy đặt lệnh cắt lỗ tại điểm gần đáy nhất và tiếp tục quan sát cho đến khi thấy giá giảm thì hãy di chuyển nó đến điểm hòa vốn càng sớm càng tốt.

Xu hướng giảm nên bán – Đường EMA dốc xuống

Khi bạn quan sát thấy đường EMA dốc xuống, lúc này giá có xu hướng giảm, vậy nên chọn giao dịch ở vị thế bán. Bạn hãy tiếp tục quan sát cho tới khi đường giá hướng lên gần chạm đường EMA thì hãy đặt lệnh bán.

Đường EMA dốc xuống
Đường EMA dốc xuống

Nếu bạn đang ở vị thế bán, hãy nhanh chóng đặt lệnh cắt lỗ ở đỉnh gần nhất. Khi mà giá đóng cửa ở mức cao hơn, bạn hãy tiến hành hạ lệnh tới điểm hòa vốn.

Không nên thực hiện giao dịch – Đường EMA nằm ngang

Sẽ có những lúc bạn quan sát thấy đường EMA nằm ngang, nói cách khác là biến động lên xuống rất ít, đây là dấu hiệu cho biết thị trường đang có xu hướng đi ngang – thị trường Sideway (là khi thị trường không có thay đổi, giá của cổ phiếu hay ngoại tệ đều ổn định, không giảm không tăng bất ngờ).

Đường EMA nằm ngang
Đường EMA nằm ngang

Những lúc thế nào rất khó áp dụng các phương pháp xu hướng, nhất là với nhà đầu tư mới. Điều nên làm lúc này là theo dõi các biến động mới hơn của thị trường.

Giao dịch kết hợp hai đường EMA 

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả hai đường EMA với nhau, để tối ưu nhất thì bạn hãy chọn một đường EMA ngắn hạn (EMA nhanh) và một đường EMA dài hạn (EMA chậm) kết hợp với độ thị giá.

Kết hợp 2 đường EMA
Kết hợp 2 đường EMA

Nhà đầu tư nên quan sát các biến động của cả hai đường trung bình động số mũ EMA cho tới khi thấy các dấu hiệu sau thì tiến hành giao dịch đặt lệnh mua/ bán:

  • Khi đường EMA nhanh giao EMA chậm theo hướng đi xuống: dấu hiệu giá thị trường có xu hướng giảm, lúc này nên đặt lệnh bán ở điểm giao.
  • Khi đường EMA nhanh giao EMA chậm theo hướng đi lên: dấu hiệu giá thị trường có xu hướng tăng, lúc này nên đặt lệnh mua ở điểm giao.

Sử dụng đường EMA là vùng kháng cự di động và vùng hỗ trợ

Các nhà đầu tư nên lưu ý những quy tắc dưới đây khi dùng đường trung bình động lũy thừa EMA là vùng hỗ trợ và vùng kháng cự:

Trường hợp đường EMA có xu hướng tăng dài hạn đồng thời nằm dưới đường giá. Tiếp sau đó thì đường giá bắt đầu giảm và giao với đường EMA thì đây được gọi là vùng hỗ trợ. Quan sát thấy giá giảm liên tục, giao với đường EMA ở mức hỗ trợ và có tín hiệu trở lại thì lúc này nên mua ngay.

Trường hợp đường EMA có xu hướng giảm dài hạn đồng thời nằm trên đường giá. Tiếp sau đó thì đường giá tăng lên và giao với đường EMA thì đây được gọi là vùng kháng cự. Quan sát thấy giá tăng liên tục, giao với đường EMA ở mức kháng cự và có tín hiệu quay đầu trở lại thì lúc này nên bán ngay.

Cách sử dụng đường EMA hiệu quả
Cách sử dụng đường EMA hiệu quả

Tuy nhiên, trên thực thế ở thị trường, đường EMA50 sẽ thường xuyên được dùng làm mức hỗ trợ và kháng cự. Bởi vì tỉ lệ chính xác của đường EMA 50 trong hầu hết các trường hợp của đường trung bình động EMA là cao nhất.

Hướng dẫn giao dịch với EMA

Nếu đã hiểu rõ bản chất đường EMA là gì cùng với cách thức hoạt động của chỉ báo này thì nhà đầu tư sẽ biết cách giao dịch. Cụ thể hơn, sẽ có 3 cách giao dịch cơ bản với EMA như sau:

  • Giao dịch EMA cùng đường giá
  • Giao dịch khi các đường EMA giao cắt đường giá
  • Giao dịch EMA kết hợp một số chỉ báo, công cụ khác.

Tuy nhiên, trên thực tế cách giao dịch khi các đường EMA giao cắt đường giá không phải là một sự lựa chọn tốt. Bởi về bản chất đường EMA đi từ đường giá mà ra, nên so với đường giá thì EMA luôn chậm hơn.

Chính vì thế khi mà đường giá và đường EMA giao cắt nhau nếu nhà đầu từ tiến hành giao dịch thì sẽ trễ (bởi giá đã chạy trước rồi). Còn với 2 cách giao dịch còn lại, nhà đầu tư có thể dựa vào đường EMA để xác định thời điểm như sau:

  • Với xu hướng tăng, đường giá nằm trên đường EMA, nhà đầu tư nên chọn mua khi giá hướng xuống về gần đường EMA.
  • Với xu hướng giảm, đường giá nằm nằm dưới đường EMA, nhà đầu tư nên chọn bán khi giá hướng lên gần chạm với đường EMA.
  • Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tiến hành giao dịch theo phương pháp vỡ: Mua vào khi giá phá vỡ xu hướng giảm và bán ra khi giá phá vỡ xu hướng tăng.

Kinh nghiệm sử dụng đường EMA hợp lý

Giống như các công cụ khác, đường EMA vẫn chỉ là một công cụ mang tính dự báo tương lai của giá. Nhà đầu tư không nên đặt niềm tin 100% vào công cụ này mà cần kết hợp với nhiều công cụ khác trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

Ngoài ra, với các nhà đầu tư mới nên học hỏi một số kinh nghiệm sử dụng đường EMA hợp lý như sau.

  • Khi đường giá tiến lên nằm trên hoặc dưới đường EMA nhưng sau đó lại vòng xuống dưới thì phản ánh giá có xu hướng giảm hoặc tăng mạnh.
  • Khi đường giá tiến cách quá xa đường EMA thì đừng vội giao dịch mà nên chờ giá điều chỉnh về lại gần EMA mới giao dịch.
  • Đường EMA nhanh, có chu kỳ ngắn sẽ phản ứng nhanh hơn so với đường EMA chậm, có chu kỳ dài hạn. Tuy nhiên, mặt trái của đường EMA nhanh là dễ bị phá vỡ nên nhà đầu tư cần cẩn trọng với “con dao hai lưỡi” này.
  • Không nên dùng đường EMA để bắt đỉnh hoặc bắt đáy chính xác.
  • Đường EMA luôn có độ trễ, không phù hợp khi thị trường Sideway. Lúc này nhà đầu tư nên dùng đường SMA để thay thế EMA.
  • Đường EMA có thể dự báo đúng về giá ở thời điểm này nhưng có thể bị nhiễu ở thời điểm khác.
  • Khi giá đang tăng mạnh, các đường EMA ngắn hạn được khuyến khích sử dụng để kịp thời tìm điểm vào lệnh hợp lý nhất.
  • Trên một biểu đồ không nên vẽ quá nhiều đường EMA để tránh bị rối, không biết nên chọn theo tín hiệu nào. Chỉ nên dùng 2 đường EMA để nhà đầu tư có thể cân nhắc và đưa ra quyết định tốt nhất.
  • Cần phân biệt sự khác biệt giữa hai đường SMA và EMA để tránh nhầm khi sử dụng.

So sánh đường EMA và SMA chi tiết

Ngay ở khái niệm đường EMA là gì và đường SMA là gì cũng đã thể hiện sự khác biệt này. Cụ thể, sự khác biệt chính giữa EMA và SMA là độ nhạy mà mỗi đường thể hiện đối với những thay đổi trong dữ liệu được sử dụng.

Cụ thể hơn, đường EMA cung cấp trọng số cao hơn cho giá gần nhất, trong khi đường SMA chỉ định trọng số bằng nhau cho tất cả các giá trị. Vì EMA chọn dữ liệu gần nhất nên sẽ phản ứng nhanh so với biến động giá. Chính điều này làm cho chỉ số từ EMA kịp thời hơn, được nhiều nhà đầu tư yêu thích hơn.

Lấy một ví dụ, khi vẽ biểu đồ, chúng ta sẽ thấy đường EMA phản ứng với giá nhanh hơn. Bằng chứng là đường EMA sẽ bám sát vào đường giá như đang “nâng đỡ” đường giá. Trong khi đó đường SMA sẽ trở nên “xa cách hơn” với đường giá.

Tuy nhiên, đường đường SMA phản ứng tốt hơn với thị trường Sideway. Trong khi đó đường EMA chỉ nhanh nhạy với trường hợp thị trường lên xuống. Đây là một trong những điều mà nhà đầu tư cần lưu ý về cách sử dụng hai loại đường MA này nhé.

Nhà đầu tư có thể thấy sự khác biệt 2 đường này qua bảng sau:

Thông tin SMA EMA
Khái niệm Là đường trung bình động đơn giản Là đường trung bình động lũy thừa
Ưu điểm Đường SMA phản ứng tốt hơn với thị trường Sideway. Đường EMA phản ứng với giá nhanh hơn
Nhược điểm Đường SMA không nhanh nhạy với giá, nên rất khó xác định xu hướng giá trong tương lai. Đường EMA chỉ nhanh nhạy với trường hợp thị trường lên xuống, còn khi thị trường Sideway thì sẽ bị nhiễu.

Lưu ý với nhà đầu tư mới:

  • Chỉ riêng đường EMA sẽ không thể xác định chính xác thời điểm giao dịch một cách hoàn hảo, bởi EMA vẫn chỉ là một chỉ báo “quá khứ”.
  • Ưu điểm nhanh nhạy của đường EMA đôi khi trở thành nhược điểm của đường này. Chính vì thế nhà đầu tư cần linh hoạt trong việc sử dụng đường EMA và SMA.

Tổng kết

Cuối cùng, dù là kinh nghiệm đến từ bất kỳ nhà đầu tư nào thì chúng ta cũng cần biết rằng không có điều gì là hoàn hảo. Điều này có nghĩa, kinh nghiệm có thể áp dụng thời điểm này nhưng ở thời điểm khác, ở chiến lược khác sẽ không thể áp đặt.

Đường EMA về bản chất được tính toán và cho kết quả dựa vào dữ liệu cũ, nên việc nó có phản ánh đúng tương lai hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhà đầu tư chỉ nên xem EMA là công cụ tham khảo, phân tích.

Nhóm ZALO Forex :   https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :   https://t.me/nfttradeforex2023

SMA
Đường SMA là gì? Cách sử dụng đường SMA hiệu quả trong giao dịch

Đường SMA (Simple Moving Average) là đường trung bình động phản ánh biến động của giá (thường là giá đóng cửa) theo một khoảng thời gian đã định. Chỉ báo này là một trong những công cụ cơ bản dùng để phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư xác định sự biến đổi về giá.

Một cách định nghĩa khác, đường SMA là đường trung bình số học được tính bằng cách cộng các mức giá gần nhất và chia cho khoảng thời gian cần tính toán.

Với các nhà đầu tư mới, để hiểu rõ đường SMA là gì cần nắm 2 ý chính như sau:

  • SMA là đường trung bình động đơn giản dùng để tính toán mức trung bình của một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nào đó.
  • SMA là một chỉ báo kỹ thuật dùng để hỗ trợ xác định giá tăng hoặc giảm trong tương lai. Tuy nhiên, độ chính xác của việc xác định giá qua đường SMA còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Các đường SMA thường sử dụng

Để phân loại đường SMA người ta căn cứ vào chu kỳ giá đóng cửa. Cụ thể, chúng ta thường thấy các loại như SMA 10SMA 5 hoặc SMA 200 chính là các đường trung bình động tính theo giá đóng cửa lần lượt là 10 – 5 – 200 ngày trước đó.

Hiện tại, có 3 loại đường SMA chính như sau:

  • Đường SMA ngắn hạn:  SMA 10, SMA 14, SMA20. Đây là các đường trung bình động mà các nhà đầu tư dùng để phân tích biến động giá trong ngắn hạn.
  • Đường SMA trung hạn: SMA 50. Đây là các đường trung bình động mà các nhà đầu tư dùng để phân tích biến động giá trong trung hạn.
  • Đường SMA dài hạn:  SMA 100, SMA 200. Đây là các đường trung bình động mà các nhà đầu tư dùng để phân tích biến động giá trong dài hạn.

Đường SMA có ý nghĩa gì?

Ở góc nhìn tổng thể, đường SMA có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác nhất, từ đó giúp họ tăng lợi nhuận. Dưới đây là những ý nghĩa của đường SMA:

Hỗ trợ nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường

  • SMA là đường trung bình động phản ánh xu hướng tăng hoặc giảm của giá. Chính vì thế, khi dựa vào đường SMA nhà đầu tư có thể phân tích, đánh giá thị trường và đưa ra nhận định về việc giao dịch.
  • Ví dụ, với xu hướng ngắn hạn, nhà đầu tư thường dùng đường SMA 20. Nếu thấy đường này đi lên thì chứng tỏ giá có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu thấy đường SMA 20 đi xuống thì giá có xu hướng giảm.
  • Mặc dù đưa ra kết quả biến động chậm nhưng chỉ báo mà SMA đưa ra không bị nhiễu giá.

Xác định hỗ trợ kháng cự

  • Đường SMA còn có ý nghĩa về xác định hỗ trợ kháng cự. Tức thông qua các điểm tiếp xúc nhà đầu tư có thể đưa ra các lệnh chính xác hơn.

Tìm điểm vào lệnh, chốt lời hay cắt lỗ

  • Nếu hiểu rõ bản chất đường SMA là gì nhà đầu tư có thể vẽ đường này trên biểu đồ và từ đó xác định được thời điểm ra lệnh giao dịch chính xác nhất. Nói cách khác, thông qua đường này nhà đầu tư biết khi nào nên chốt lời hay cắt lỗ.
  • Cụ thể, khi thấy đường SMA đi xuống và giá nằm dưới thì nhà đầu tư cần theo dõi để biết lúc nào hai đường này chạm nhau và thực hiện bán cắt lỗ.
  • Hoặc, nếu thấy đường SMA đang trong xu hướng tăng và giá nằm trên đường SMA thì nhà đầu tư cần chờ đợi cho giá chạm đường  SMA và ra lệnh mua.

Có thể nói rằng, đường trung bình động SMA là một công cụ phân tích rất quan trọng với các nhà đầu tư. Thông qua đường SMA nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng giá hiện tại.

Hoặc ở một ý nghĩa khác, với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ so sánh các đường SMA với nhau. Nếu đường SMA ngắn hạn cao hơn đường SMA dài hạn thì có thể kéo theo xu hướng tăng giá.

SMA

Hướng dẫn cách giao dịch với đường SMA chi tiết

Đường SMA là công cụ phản ánh biến động giá rất tốt. Vì thế, với các nhà đầu tư rất cần sử dụng công cụ này trong các giao dịch. Cụ thể hơn, khi sử dụng đường SMA nhà đầu tư nên xác định các tín hiệu mua bán như sau.

Tín hiệu mua thể hiện qua đường SMA

Theo một số nhà đầu tư có kinh nghiệm thì thông qua đường SMA chúng ta có thể thấy tín hiệu mua tốt. Cụ thể, nhà đầu tư mới nên đặt lệnh mua ở các trường hợp sau đây:

  • Đường giá vượt lên một trong các đường SMA20; SMA50; SMA100.
  • Nếu thấy đường SMA 20 vượt SMA 50 thì  đây chính là tín hiệu báo xu hướng tăng giá dài hạn vì thế nên mua.
  • Nếu thấy đường giá vượt lên SMA 20, đồng thời SMA 20 vượt SMA 50. Bên cạnh đó, đường giá, đường SMA 20, SMA 50 chạm nhau và hướng đi lên thì đây chính là xu hướng giá tăng và nên mua.

Tín hiệu bán thể hiện qua đường SMA

Ngoài tín hiệu mua, thông qua đường SMA nhà đầu tư cũng có thể nhận thấy các tín hiệu bán như sau:

  • Đường giá vượt xuống một trong các đường SMA 20; SMA50; SMA 100.
  • Nếu đường SMA 20 trượt xuống SMA 50 thì đây là tín hiệu giá giảm dài hạn, nên bán.
  • Nếu thấy đường giá vượt xuống SMA 20 và SMA 20 vượt xuống SMA 50. Đồng thời đường giá, đường SMA 20, SMA 50 chạm nhau và hướng đi xuống thì đây chính là xu hướng giảm giá và nên bán.

Nên dùng đường SMA hay đường EMA?

SMA, EMA là 2 trong 3 loại công cụ cơ bản. Thực tế, cả hai loại đường này đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau nên không thể khẳng định “nên dùng đường nào”.

Trong đầu tư, một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không phụ thuộc vào một công cụ. Mà ngược lại, khi phân tích thị trường họ sẽ dùng nhiều công cụ khác nhau để có góc nhìn tổng thể nhất trước khi đi đến dự đoán và quyết định.

Tuy nhiên, với các nhà đầu tư mới, việc đòi hỏi sử dụng nhiều công cụ khác nhau là hoàn toàn bất khả thi. Lúc này, các nhà đầu tư mới có thể “tùy cơ ứng biến” trong từng gợi ý như sau:

  • Nếu cần chỉ số hỗ trợ trong ngắn hạn, cần một kết quả nhanh để làm cơ sở phân tích thì hãy dùng đường EMA.
  • Nếu cần một góc nhìn rộng hơn trong dài hạn, không quá gấp gáp về mặt thời gian, không áp lực về việc phải mua bán ngay thì hãy phân tích qua đường SMA.

Tuy nhiên như đã nói, nếu theo con đường đầu tư lâu dài thì cần dùng tất cả các loại đường MA để phân tích. Bởi lúc này các chỉ số sẽ bổ sung, giúp nhà đầu tư nhận định tốt hơn, đưa ra quyết định chính xác hơn.

Tổng kết

Các tín hiệu mua hay bán thông qua đường SMA chỉ mang tính chất “có thể”. Tức không thể khẳng định thông qua đường SMA thì giá sẽ giảm hoặc tăng. Bởi thị trường vốn “bất định”, việc tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì thế, để có nhận định tốt hơn trong việc mua bán, nhà đầu tư nên kết hợp nhiều yếu tố khác để đưa ra các quyết định giao dịch tốt nhất.

Nhóm ZALO Forex :   https://zalo.me/g/ppyamy101

Nhóm Telegram Forex :   https://t.me/nfttradeforex2023